1.3. Điều dưỡng cộng đồng (điều dưỡng chăm sóc sức khỏe tại nhà)
1.3.4. Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Trên thế giới, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà đã được hình thành từ rất lâu, mang lại hiệu quả một cách rõ rệt. Tuy nhiên, đối tượng chăm sóc chủ yếu tập trung vào người cao tuổi với quy mơ rộng, địi hỏi nguồn lực kinh tế
và nhân lực cũng như sự phối kết hợp giữa nhiều tổ chức xã hội [20]. Tại Mỹ, từ thế kỷ 19 đã có các điều dưỡng thăm khám tại nhà như là tiền thân của các hoạt động CSSKTN chuyên nghiệp sau này. Năm 1965, Chính phủ Mỹ thành lập Medicare với mục đích hỗ trợ chăm sóc tại nhà cho người cao tuổi đồng
thời trực tiếp quản lí hệ thống chăm sóc tại nhà [21].
Chăm sóc sức khỏe tại nhà là một phần của mục tiêu chăm sóc sức khỏe tồn diện, bao gồm hàng loạt các dịch vụ y tế được cung cấp cho cá nhân và
gia đình ở tại nhà của họ với mục đích duy trì, phục hồi, nâng cao sức khỏe, tăng cường mức độ độc lập của khách hàng, đồng thời giảm thiểu bệnh tật .
Các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân và gia đình được lên kế
hoạch, phối hợp và thực hiện bởi các nhà cung cấp. Các dịch vụ này được
thực hiện bởi các nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng với các trang thiết bị cần thiết [22].
Ở Việt Nam, đã triển khai một số mơ hình chăm sóc ở các tỉnh/ thành
phố lớn [23] [24] [25] [26]. Các mơ hình này đã đêm lại những hiệu quả nhất
định. Tuy nhiên thực tế triển khai và quản lý các mơ hình này chưa được đánh
giá trên cộng đồng. Phần lớn nhân viên tham gia vào hoạt động khám chữa
bệnh ngồi giờ chính là các bác sĩ, điều dưỡng và y công trong biên chế hay
trong hợp đồng dài hạn của bệnh viện.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tài liệu pháp lý được ban hành nhằm củng cố việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh. Luật khám bệnh, chữa bệnh (Luật số 40/2009/QH12) đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.
Ngày 01/7/2016, Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã ra Nghị định 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành nghề và
cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nghị định
truyền tại cộng đồng và đặc biệt là đưa ra các điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở dịch vụ CSSK tại nhà. Bên cạnh đó, Thơng tư số
02/2017/TT-BYT ban hành ngày 15/3/2017 đã có quy định về mức tối đa
khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có mức thu phí tối đa cho dịch vụ Telemedicine là 1.500.000 đồng.
Theo như chúng ta được thấy, ngành Y tế Việt Nam đang đứng trước
những thách thức không hề nhỏ:
Người cao tuổi tăng, bệnh mạn tính nhiều [27] [3], bệnh viện tuyến trên quá tải. Do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà và tại cộng đồng rất lớn,
trong khi đó hệ thống điều trị (cả bệnh viện, phịng khám cơng và tư) mới ưu tiên theo hướng mở thêm bệnh viện, phòng khám, cả bác sĩ gia đình cũng
ngồi tại phịng khám để chờ bệnh nhân đến là chủ yếu.
Tại Việt Nam, chúng ta chưa có mã ngành đào tạo điều dưỡng cộng đồng nên đó cũng là phần lí do dẫn đến bác sĩ gia đình chưa có người trợ giúp
triển khai các dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc tại nhà.
Bệnh viện tuyến dưới quá yếu, làm tăng quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Chính vì vậy, người bệnh phải chi trả rất nhiều cho chi phí đi lại và ăn ở, khi đó chưa thống kê những chi trả cho quá trình khám chữa bệnh.
Ngày 31/12/2015, các nước ASEAN đã ký tham gia cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (ASEAN Economic Community- AEC), điều đó tạo ra ít cơ hội
và nhiều thách thức cả về đào tạo Y khoa và chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, năm 2015 tám ngành nghề có thể hành nghề trong mười nước khu vực, trong đó có 3 nghề Y: Bác sỹ, Nha Sỹ, Điều dưỡng, Kế toán, Kỹ sư, Kiến trúc sư, Vận
chuyển, Du lịch. Từ đó, đào tạo Y khoa phải theo chuẩn khu vực và phải dựa vào chuẩn năng lực, phải liên kết trong đào tạo y khoa và chăm sóc sức khỏe, phải tăng ứng dụng cơng nghệ để tăng tính cạnh tranh.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ CSSK tại nhà và là
hướng đi có triển vọng đối với các điều dưỡng tương lai làm việc tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn, tư vấn từ xa của các bác sĩ.