Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà của điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ, năm 2018 và một số yếu tố liên quan (Trang 28 - 30)

1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới

Một nghiên cứu của tác giả El năm 2004 đã thực hiện mô tả một mơ hình lý thuyết về sự tham gia làm việc tại nhà của các điều dưỡng. Mơ hình này là sự kết hợp nghiên cứu liên quan tới ý định tiếp tục làm việc tại nhà của điều

dưỡng và so sánh với nghiên cứu trước để tìm ra một công cụ đánh giá đo

lường mức độ hài lịng về cơng việc của các điều dưỡng chăm sóc sức khỏe

tại nhà. Mơ hình đánh giá tới các tác động bên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới cơng việc, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định công việc (mức độ

hài lòng và ý định ở lại). Kết quả nghiên cứu này được sử dụng để hướng dẫn các nghiên cứu sau tìm hiểu những khoảng trống trong kiến thức về ý định ở lại và duy trì cơng việc chăm sóc sức khỏe tại nhà [28].

Theo tác giả Ann Tourangeau, Erin Patterson, Alisssa Rowe, … năm 2014 đã thực hiện nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến điều dưỡng chăm sóc tại nhà của Canada. Nghiên cứu chỉ ra được 6 yếu tố ảnh hưởng tới cơng việc chăm sóc tại nhà bao gồm: lương và các phúc lợi đi kèm, cơ hội

phát triển sự nghiệp, các mối quan hệ trong công việc, môi trường làm việc,

đặc trưng về công việc, quyền tự quyết. Kết quả này giúp q trình quản lí,

cơng việc của điều dưỡng cộng đồng, giúp phát triển hơn (quyền tự chủ, lập

kế hoạch linh hoạt, khối lượng công việc đa dạng hợp lí…) [29].

Năm 2005, nhóm tác giả Anthony A, Milone-nuzzo P thực hiện nghiên cứu các yếu tố thu hút và ảnh hưởng tới điều dưỡng cộng đồng khi chăm sóc tại gia đình tại tiểu bang Connecticut. Nghiên cứu này xác định được các yếu tố thu hút các điều dưỡng chăm sóc tại nhà và các yếu tố ảnh hưởng làm hài

lòng và khơng hài lịng trong công việc. Cũng theo nghiên cứu này, lợi ích quan trọng nhất mà họ quan tâm trong cơng việc đó là bảo hiểm y tế, kế

hoạch làm việc linh hoạt, ngày nghỉ ốm, nghỉ lễ. Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các cơ quan chăm sóc tại gia về các vấn đề cần được giải quyết để giảm doanh thu và cải thiện q trình duy trì chăm sóc sức khỏe tại nhà [30].

Tại Nhật Bản năm 2002, nhóm tác giả Murashima S, Nagata S, Maqilvy JK, Kayama M thực hiện nghiên cứu đánh giá những thách thức về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Vai trị của điều dưỡng Nhật Bản trong lĩnh vực chăm sóc tại nhà hiện nay như những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cơng nghệ cao. Mục đích bài báo mơ tả tình hình hiện tại của khác hàng chăm sóc tại nhà và chăm sóc điều dưỡng tại nhà tại Nhật Bản. Và 4 vấn

đề về chăm sóc tại nhà ở Nhật Bản được nêu ra liên quan tới việc chăm sóc tại

nhà cho người cao tuổi, chăm sóc bằng cơng nghệ cao tại nhà, chăm sóc sau cùng và chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần [31].

1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Theo một nghiên cứu tác giả Lê Thanh Tùng năm 2014 tại hai xã Kim Thái và Giao Lạc ở tỉnh Nam Định khảo sát thực trạng về tổ chức, quản lý,

nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) tại nhà cũng như thực trạng chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân lực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cịn thiếu, chưa đáp ứng đươc nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng; trang

thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà cịn thiếu và đơn

giản. Tỷ lệ người dân được cán bộ y tế chắm sóc sức khỏe tại nhà cịn thấp; trong tổng số 50 lượt chăm sóc tại nhà ở 2 xã , tỷ lệ người bệnh mạn tính được cán bộ có chun mơn chăm sóc tại nhà là 4% ở Kim Thái và 6% ở

được chính thức hóa bằng các văn bản của Nhà nước nên hoạt động chăm sóc

sức khỏe tại nhà cịn mang tính tự phát, phần lớn người bệnh khơng được cán Bộ y tế hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe tại nhà [32].

Năm 2016, một nghiên cứu của tác giả Đàm Trọng Hiếu về thực trạng

và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của người cao tuổi tại 2 phường của quận Tây Hồ- Hà Nội cho thấy rằng đến hơn 50% người sử dụng dịch vụ ở

khu vực này vẫn chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ [33]. Trong khi đó,

nghiên cứu sự hài lòng về dịch vụ CSSKTN tại Bệnh viện Đa khoa Nông

nghiệp năm 2016 của Hà Hữu Tùng cho thấy rằng hơn 10% khách hàng CSSKTN khơng hài lịng với chất lượng dịch vụ được cung cấp [34].

Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Long khi làm về khảo sát nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngồi giờ và tại nhà của người sử dụng dịch vụ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2011 cho thấy người bệnh nội trú, ngoại trú, người đến khám bệnh, người nhà bệnh nhân (72,5%; 49,7%; 69,5%; 72,4%)

mong muốn bệnh viện triển khai dịch vụ khám tại nhà [35]. Từ đó thấy rằng, người dân và cộng đồng đã rất quan tâm tới dịch vụ y tế tại nhà.

Theo tác giả Bùi Thùy Dương nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy rằng 70,9% bệnh nhân cho rằng bệnh viện nên cung cấp và phát triển dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà. Qua tỉ suất chênh OR có thể thấy, các yếu tố như trình độ học vấn, thời gian làm việc, bệnh nhân có

BHYT hay khả năng chi trả của bệnh nhân ảnh hưởng đến nhu cầu của đối

tượng nghiên cứu [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức, thái độ và mức độ tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà của điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ, năm 2018 và một số yếu tố liên quan (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)