+ Đối với các đô thị lớn loại I, loại II như thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Huế, Đà Năng, Cần Thơ, Biên Hòa, Vinh, Quy Nhơn.... và một số thành phố loại III có vị trí quan trọng đối với vùng hoặc cả nước, có sức thu hút đối với trong và ngồi nước, thì cơ cấu kinh tế đơ thị được chuyển hướng: dịch vụ và công nghiệp với chức năng là trọng tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo và là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và quốc tế.
+ Đối với các thành phố, thị xã, thị trấn là các trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ hoặc trung tâm kinh tế của tỉnh hoặc huyện phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của cả nước và qui hoặc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ, để xác định hướng cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, trên cơ sở khai thác triệt để các thế mạnh, động viên các nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế ở địa phương, liên kết với các nơi khác kể cả với nước ngoài, kết hợp chặt chẽ với quốc phòng để làm cơ sở thu hút các nguồn đầu tư
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch, sớm tạo ra động lực, phát triển mạnh mẽ các đơ thị. Để đơ thị trung bình và nhỏ có thể đảm nhiệm được chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa dịch vụ của khu vực.
+ Tại các vùng nông thôn, công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp là động lực chủ yếu để phát triển các đơ thị nhỏ và đơ thị hóa các khu dân cư nơng thơn thành các thị trấn, thị tứ công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp làm điểm tựa để phát triển kinh tế - xã hội các vùng nơng thơn, góp phần làm giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữa thành thị và nơng thôn, hạn chế việc di chuyển dân cư từ nơng thơn vào các đơ thị lớn. Khuyến khích nơng dân rời ruộng nhưng khơng rời làng, phát triển các ngành phi nông nghiệp.
Xây dựng các thị trần thị tứ trở thành trung tâm kinh tế văn hóa và dịch vụ cho mỗi xã hoặc cụm xã nhằm đẩy mạnh q trình đơ thị hóa nơng thơn và xây dựng nơng thơn mới.