Sự phát triển mạnh mẽ sang nền kinh tế nơng nghiệp hàng hóa địi hỏi bức xúc phải phát triển kinh tế hợp tác

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh kiên giang (Trang 33 - 34)

- Trung Quốc:

1.4.2. Sự phát triển mạnh mẽ sang nền kinh tế nơng nghiệp hàng hóa địi hỏi bức xúc phải phát triển kinh tế hợp tác

bức xúc phải phát triển kinh tế hợp tác

Nông nghiệp Việt Nam nói chung và nơng nghiệp Kiên Giang nói riêng vẫn cịn là nền nơng nghiệp chưa phát triển. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang thì ở tỉnh Kiên Giang, sản xuất lúa chiếm tỷ trọng từ 80 - 87% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ chiếm tỷ trọng 10,3%. Những số liệu trên cho thấy trong cơ cấu nơng nghiệp, tình trạng độc canh lúa vẫn chưa được khắc phục, mặc dù tiềm năng đất đai, sinh thái rất phù hợp cho việc đa dạng hóa sản phẩm. Muốn phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân không thể không phát triển kinh tế hàng hóa nhằm khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng đa dạng và những nguồn lực hiện có của địa phương.

Để phát triển kinh tế hàng hóa cần các biện pháp lớn:

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật và áp dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật để có năng suất lao động cao, làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.

- Đẩy mạnh q trình phân cơng lao động, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng cao.

Thực hiện tốt các biện pháp trên, Kiên Giang có thể cung cấp một lượng hàng hóa lớn, chất lượng tốt như gạo phân cấp cao, thủy hải sản, thịt các loại, mía đường, hoa quả và sản phẩm cây cơng nghiệp chế biến khác... có giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Để có điều kiện thực hiện biện pháp trên, Kiên Giang phải tiến hành đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn đi đôi với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi và cây ăn quả, cây công nghiệp (điều, hồ tiêu). Những việc làm trên chỉ có thể triển khai có hiệu quả khi đẩy mạnh kinh tế hợp tác mà nịng cốt là hợp tác xã. Thơng qua các hình thức tổ nhóm hợp tác và hợp tác xã có thể tập trung được vốn từ các hộ riêng lẻ để mua sắm thiết bị máy móc, xây dựng kết cấu hạ tầng (xây

dựng kênh mương, đường điện, đường giao thông nơng thơn), đảm bảo cung cấp giống mới có năng suất cao, phòng trừ sâu bệnh trên diện rộng và nhất là giải quyết các dịch vụ đầu vào, đầu ra cũng như các dịch vụ trong quá trình sản xuất. Người nơng dân có thể tìm được sự giúp đỡ từ nhà nước, nhưng muốn nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả thì khơng gì bằng sử dụng sức mạnh của tập thể thơng qua các tổ nhóm hợp tác hoặc hợp tác xã. Bởi vậy, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã là phương thức hiệu quả nhất đáp ứng

nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa trong nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh kiên giang (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w