- Trung Quốc:
3.1. Quan điểm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở Kiên Giang 1 Kinh tế hợp tác phải được đẩy mạnh trên cơ sở duy trì và phát triển
3.1.1. Kinh tế hợp tác phải được đẩy mạnh trên cơ sở duy trì và phát triển kinh tế hộ
Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã dựa trên cơ sở quyền tự chủ kinh doanh của mỗi nông hộ. Hợp tác xã kiểu mới ra đời trước tiên là vì yêu cầu và mục tiêu phát triển của mỗi hộ nơng dân là thành viên đã góp vốn, cổ phần, góp sức để thành lập các hợp tác xã. Vì vậy hợp tác xã kiểu mới trước hết phải thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ nông dân mà bản thân các nơng hộ khơng thể hoặc chỉ có thể thực hiện các hoạt động dịch vụ này với hiệu quả kém. Nếu khơng có hợp tác xã thì bản thân kinh tế hộ, khi có đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh cũng không trở thành "tế bào" của nền kinh tế thị trường, càng không thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy trong kinh tế thị trường hợp tác xã kiểu mới ra đời là vì kinh tế hộ, chứ khơng phải để thay thế kinh tế hộ. Ngược lại kinh tế hộ là cơ sở tồn tại của hợp tác xã kiểu mới, mọi loại hình hợp tác khơng dựa trên hướng dẫn phát triển kinh tế hộ là không đúng với quan điểm hợp tác kiểu mới. Bởi vì:
- Kinh tế hợp tác và hợp tác xã là một tổ chức kinh tế do nơng dân tự nguyện góp vốn, góp sức để tổ chức, theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi; Là tổ chức kinh tế tự chủ, tự quản, đa dạng về hình thức tổ chức, về nội dung hợp tác, về qui mơ trình độ và hình thức sở hữu.
- Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, là "tế bào" cấu thành kinh tế hợp tác và hợp tác xã, kinh tế hộ càng phát triển càng tạo ra những tiền đề kinh tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Đồng thời kinh tế hợp tác và hợp tác xã là môi trường
quan trọng để bổ sung, hỗ trợ cho kinh tế hộ, phát huy kết quả khả năng của mình trong sản xuất kinh doanh.
- Đặc trưng về tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh của kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới là không bao trùm trên tồn bộ các khâu trong sản xuất kinh doanh, khơng quản lý mọi hoạt động kinh tế - xã hội của hộ xã viên, mà kinh tế hợp tác và hợp tác xã chỉ hoạt động kinh doanh trong những khâu, những lĩnh vực địi hỏi phải có sức mạnh của tập thể, phải kinh doanh chung mới có hiệu quả nhằm hỗ trợ cho kinh tế hộ xã viên và các thành viên trong tổ chức.
Trong nông nghiệp, kinh tế hợp tác và hợp tác xã chủ yếu làm các dịch vụ như: Tổ chức khuyến nông, làm thủy lợi, bảo vệ thực vật, giống, thú y, làm đất, cung cấp vật tư, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm...
Do vậy, có thể nói kinh tế hộ và kinh tế hợp tác có quan hệ hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.