- Trung Quốc:
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc đồng bằng sơng Cửu Long, có đường biên giới đất liền chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh 6.245 km (đất liền 5.614km2, hải đảo 631 km2, riêng đảo Phú Quốc 573 km2). Dân số 1.517 triệu người, mật độ dân số 243/km2. Về tự nhiên, Kiên Giang là tỉnh có tài nguyên phong phú đa dạng về nơng sản, hải sản, khống sản và du lịch. Nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nằm ven Vịnh Thái Lan, lưu thông quốc tế đường biển rất thuận
tiện. Có sân bay Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên. Khí hậu Kiên Giang ấm áp quanh năm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Người dân Kiên Giang vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo, khơng ngại gian khổ trong sản xuất và xây dựng, từng thời kỳ đã đầu tư khai thác những tiềm năng sẵn có, khơng ngừng đưa nền kinh tế - xã hội của tỉnh ngày một phát triển đi lên.
Nông nghiệp là ngành sản xuất trọng tâm và là thế mạnh số một của tỉnh, có nhiều điều kiện để phát triển tương đối tồn diện.
Với diện tích đất được quy hoạch gần 534.000 ha, chiếm 85,6% diện tích tự nhiên, trong đó đất nơng nghiệp 400.000 ha, đất lâm nghiệp 134.000 ha. Do đặc điểm, điều kiện tự nhiên chi phối, sản xuất nơng nghiệp ở tỉnh hình thành 4 vùng sinh thái lớn, đặc trưng cho các kiểu vùng sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long gồm: vùng phù sa ngọt thuộc Tây Sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc Tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo, gồm hai huyện Phú Quốc, Kiên Hải. Do đó, tiềm năng nơng nghiệp ở tỉnh phong phú, đa dạng, bao gồm: lúa; các cây cơng nghiệp ngắn ngày, dài ngày (mía, khóm, dừa, điều...); cây đặc sản: hồ tiêu; các loại gia súc, gia cầm (heo, trâu, bị, vịt); thủy sản (tơm cá nước ngọt, nước lợ); rừng và các đặc sản vườn rừng... Diện tích gieo trồng lúa năm 1999 là 521.276 ha, sản lượng lúa là 2,1 triệu tấn, cây công nghiệp, cây ăn trái các loại hiện có trên 38.000 ha với những cây đặc thù và là thế mạnh của tỉnh, gồm: mía 9.829 ha, sản lượng 396.100 tấn; khóm 9.200 ha, sản lượng 92.500 tấn; dừa 8.520 ha, sản lượng 48.700 tấn; hồ tiêu 530 ha, sản lượng 900 tấn. Các loại gia súc, gia cầm cho sản lượng thịt 22.000 tấn. Ngồi ra, cịn có 27.700 ha mặt nước ni trồng thủy sản, cá đồng nuôi xen trong ruộng lúa, rừng tràm, mương liếp 16.300 ha, sản lượng 2.800 tấn. Diện tích rừng hiện có 113.600 ha, chiếm 84,7% diện tích lâm phần với độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt tỷ lệ 16,2%.
Tiềm năng nơng - lâm nghiệp của tỉnh hiện cịn rất lớn: cả tỉnh hiện cịn 77.000 ha đất hoang hóa và sản xuất chưa ổn định; gần 25.300 ha đất vườn tạp chưa được cải tạo, sử dụng có hiệu quả; lao động chưa có hoặc thiếu việc làm cịn nhiều.
Dân số tỉnh Kiên Giang năm 1999 là 1.517.000 người với mật độ 243
nơng thơn 80%, ở thành thị 20%. Có điều đáng chú ý là hầu hết người Khơme làm nơng nghiệp, có mức sống rất thấp kém, lối sống lạc hậu. Tuy trong q trình đổi mới có đạt được một số thành tựu song do trong thời gian dài dưới tác động của cơ chế tập trung quan liêu mà hậu quả vẫn chưa khắc phục được, lại do tác động xấu của cơ chế thị trường nên vấn đề phân hóa giàu nghèo ở nơng thơn có phần tăng lên, 8,7% nơng dân đã sang bán ruộng đất, đời sống dân nghèo ở nơng thơn cịn nhiều khó khăn. Tồn tại trên ít nhiều
tác động đến quá trình phát triển kinh tế hợp tác ở Kiên Giang.