CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Nuôi dưỡng bệnh nhân
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân
1.3.2.1. Nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân [35]
Các yếu tố chính góp phần tiêu hao năng lượng ở BN trưởng thành:
-Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản là mức năng lượng tối thiểu để duy trì hoạt động sống khi cơ thể ở trạng thái không hoạt động thể lực lẫn tinh thần (ngủ sâu). Mức năng lượng này dùng để duy trì hoạt động tối thiểu của các cơ quan như tim mạch, hô hấp, bài tiết... để duy trì chức phận sống. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 [36], nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản ở người trên 70 tuổi là 21,5 kcalo/ kg.
-Nhu cầu năng lượng cho vận động thể lực là mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động thể lực. Tùy vào mức độ vận động mà chuyên viên dinh dưỡng lựa chọn hệ số hoạt động thích hợp theo cơng thức Herris Benedict. Đa phần người bệnh, đặc biệt người cao tuổi thường có khuynh hướng hoạt động tĩnh tại nằm hoặc ngồi tại chỗ trong thời gian dài, vận động hạn chế do tình trạng bệnh hoặc tình trạng SDD.
Bảng 1.6. Hệ số hoạt động theo cơng thức Herris Benedict
Mức độ Vídụ Hệ số
Thụ động Khơng hoặc rất ít vận động. Cơng việc địi hỏi ngồi hay đứng một chỗ trong thời gian dài.
1.2 Nhẹ Tính chất cơng việc đòi hỏi vận động mức độ
nhẹ nhàng hay chơi thể thao 1-3 ngày/ tuần
1.375 Trung
bình
Tính chất cơng việc địi hỏi vận động mức độ trung bình hay chơi thể thao 3-5 ngày/tuần.
1.55 Năng
động
Tính chất cơng việc địi hỏi vận động mức độ nặng hay chơi thể thao 6-7 ngày/ tuần.
1.725 Rất
tíchcực
Tính chất cơng việc địi hỏi vận động nặng hay chơi thể thao cường độ nặng hàng ngày.
1.9
- Nhu cầu năng lượng cho các tình trạng bệnh lý. Khi bị bệnh, nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản tăng cao do tăng nhu cầu sử dụng năng lượng cho các hoạt động chống lại bệnh và hồi phục sự tổn thương các cơ quan, đặc biệt trong sốt, mổ, chấn thương, bỏng…
Bảng 1.7.Mức năng lượng tăng thêm so với chuyển hóa cơ bản do tình trạng bệnh lý
Tình trạng bệnh Mức năng lượng
tăng thêm so với CHCB
Phẫu thuật nhỏ, nhiễm trùng, gãy xương 30%
Phẫu thuật lớn 50%
Đa chấn thương 70%
Nhiễm trùng huyết 70-90%
Ngồi ra các triệu chứng như sốt, khó thở, co giật… khi bị bệnh cũng làm thay đổi hoạt động của các cơ quan, kéo theo sự thay đổi của chuyển hóa cơ bản, cụ thể như sau:
Bảng 1.8.Mức năng lượng tăng thêm so với chuyển hóa cơ bản do các triệu chứng kèm theo
Triệu chứng Mức độ tăng CHCB
Sốt tăng thêm 1ºC 10%
Khó thở 10%
Co giật, lăn lộn 100 – 500%
Như vậy, so với người bình thường khỏe mạnh, nhu cầu năng lượng cho người bệnh thường cao hơn do cơ thể cần thêm năng lượng cho các tình trạng bệnh lý cũng như các triệu chứng kèm theo.
1.3.2.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân
Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (bình thường hay SDD), tình trạng bệnh lý (ung thư, chấn thương, sau mổ, suy thận...) mà nhu cầu protein thay đổi. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 [36], nhu cầu protein cho người trên 70 tuổi khỏe mạnh là 1,13 g/kg. Tuy nhiên khi bị bệnh và trong giai đoạn phục hồi, nhu cầu mong muốn của protein là 1,5 g/kg và đã chứng minh có lợi cho người cao tuổi [37]. Một điểm cần lưu ý là để protein thực hiện chức năng cấu trúc, khẩu phần cần đảm bảo năng lượng từ chất bột đường và chất béo.
Chất bột đường nên chiếm 50-60% tổng nhu cầu năng lượng trong hỗ trợ dinh dưỡng [38] và chất béo nên chiếm 20-40% tổng nhu cầu năng lượng, phụ thuộc vào dung nạp cá nhân và tình trạng lâm sàng [39].
1.3.2.3. Chế phẩm nuôi dưỡng bệnh nhân
Đối với BN ni dưỡng qua đường miệng có thể được ni ăn bằng cách chế biến thực phẩm tự nhiên. Việc lựa chọn và chế biến thực phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như khẩu vị để đảm bảo khẩu phần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Khi BN không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng từ thức ăn tự nhiên thì nên bổ sung dinh dưỡng đường miệng (ONS) bằng các chế phẩm dinh dưỡng cao năng lượng, tỉ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp
và được chứng minh giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí cho BN. Tùy vào tình trạng bệnh lý, mức độ nặng cũng như bệnh kèm theo mà lựa chọn công thức ONS phù hợp. Công thức dinh dưỡng chuẩn là công thức đa phân tử, cung cấp 1-1,5 kcal trong 1 ml dịch dinh dưỡng, đạm cao (15-20% tổng năng lượng) thường được áp dụng cho phần lớn BN.
Đối với BN được ni dưỡng qua ống thơng có thể được ni dưỡng bằng phương pháp nấu xay, pha trộn thủ công hoặc các công thức ONS. BN sau khi xuất viện cần được nuôi dưỡng qua ống thông sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cách chế biến thực phẩm nuôi ăn qua ống thông. Mặc dù cho đến nay phương pháp tự chế biến thức ăn qua ống thơng bằng thực phẩm tự nhiên vẫn chưa có bằng chứng hiệu quả trong điều trị BN, chất dinh dưỡng không ổn định, nguy cơ nhiễm khuẩn cao trong quá trình chế biến và dễ gây tắc ống nhưng trong điều kiện Việt Nam, đây là phương pháp có thể áp dụng được khi kinh tế gia đình khơng cho phép để tiếp cận các cơng thức ONS chuẩn.
Đối với BN được ni dưỡng qua đường tĩnh mạch có thể được ni dưỡng bằng các túi đơn lẻ các chất dinh dưỡng hoặc kết hợp hai hoặc ba chất dinh dưỡng.
1.3.2.4. Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tại nhà
Tại các nước phát triển, BN sau khi xuất viện vẫn được tiếp tục theo dõi dinh dưỡng qua các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng tại nhà như:
-Dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng tại nhà. Chuyên viên dinh dưỡng đến nhà BN. Sau khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chẩn đốn dinh dưỡng, chuyên viên dinh dưỡng lên kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho từng BN.
này rất ý nghĩa cho BN lớn tuổi, BN khơng có khả năng tự nấu nướng, chế biến thực phẩm.
-Giáo dục dinh dưỡng cho BN cũng như người chăm sóc.
Hiện tại chưa có nghiên cứu khảo sát về thực trạng nuôi dưỡng BN tại nhà ở Việt Nam. Tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ qua website, đa phần các nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng tại nhà chủ yếu cung cấp các dịch vụ của điều dưỡng như chăm sóc ống thơng và theo dõi dịch truyền tĩnh mạch dinh dưỡng mà chưa có kế hoạch chăm dinh dưỡng bài bản.