Quy mô vốn của Công ty qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối tốp a (Trang 55 - 58)

Đơn vị: triệu đồng (tr.đ) Chỉ tiêu Năm 2017 (tr.đ) Năm 2018 Năm 2019 Giá trị (tr.đ) Tố độ tăng (%) Giá trị (tr.đ) Tốc độ tăng (%) Nợ phải trả 730 669 (8,36) 5.769 762,33 Nguồn VCSH 22.420 22.894 2,11 24.731 8,02 Tổng nguồn vốn 23.150 23.563 1,78 30.500 29,44

Tổng nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên. Đặc biệt là năm 2019 tăng tới 29,44% so với năm 2018. Trong đó, VCSH tăng lên khá nhanh chóng: 1837 tr.đ tương đương 8,02% thể hiện hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Bên cạnh đó, cơng ty cũng sử dụng nhiều nợ vay hơn hẳn hai năm trước, tăng tới 762,33% (tương ứng với 5.769 tr.đ). Năm 2018, VCSH tăng 474 tr.đ tương đương với 2,11%. Cơng ty kinh doanh có lãi nên đã làm gia tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu. Từ số vốn điều lệ là 21 tỷ (tháng 3/2017), đến năm 2019, VCSH của công ty đã tăng lên 30,5 tỷ đồng.

 Cơ cấu nguồn vốn

Nhìn vào các chỉ tiêu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy, tỷ số nợ của công ty hiện rất thấp. Năm 2017 và 2018 chỉ ở mức 0,03; đến năm 2019 đã tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 0,19. So với mức thông thường mà các ngân hàng có thể chấp nhận khi xem xét cho DN vay vốn là 0.5 thì tỷ số nợ của cơng ty hiện rất nhỏ.

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA

Chỉ tiêu 2019 2018 2017

Tỷ số nợ 0,19 0,03 0,03

Tỷ suất tự tài trợ 0,81 0,97 0,97 Tỷ số nợ trên VCSH 0,23 0,03 0,03 Tỷ suất tự tài trợ TSDH 1,58 1,64 2,04

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Tỷ số nợ trên VCSH của công ty cũng rất thấp cho thấy công ty sử dụng chủ yếu là VCSH để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đem lại sự an tồn trong kinh doanh và sự tin tưởng của các đối tác cũng như cổ đông. Tuy nhiên, hệ số nợ thấp cũng đồng nghĩa với việc cơng ty sử dụng ít địn bẩy tài chính, hiệu quả kinh doanh trong trường hợp cơng ty có lãi như ba năm qua cũng vì thế mà giảm đi. Tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty cả ba năm đều lớn hơn 1 thể hiện toàn bộ TSDH của công ty được đầu tư bằng VCSH. Điều này cho thấy một tiềm lực tài chính vững mạnh.

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, VCSH chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2017 VCSH chiếm tới 96,85%. Nợ phải trả chiếm một tỷ trọng rất nhỏ là 3,15%, trong đó lại chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm tới 3,14%). Công ty không hề sử dụng vay nợ dài hạn. Sang năm 2018, VCSH còn tăng lên 474 tr.đ, chiếm 97,16%, nợ phải trả chỉ chiếm 2,84%, trong đó 2,48% là khoản phải trả người bán (tăng so với năm 2017 là 483 tr.đ). Công ty không dùng bất kỳ khoản vay nào, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Đến năm 2019, tỷ trọng nợ phải trả đã tăng lên 18,92%, trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn và khoản nợ khách hàng. Công ty vẫn không sử dụng nợ vay dài hạn.

2.3.1.2. Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thơng qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn ở trên, phần nào chúng ta đã thấy được khả năng huy động vốn cho SXKD của công ty. Để xem xét một cách đầy đủ và tồn diện hơn, ta đi phân tích từng nguồn chủ yếu trong tổng nguồn vốn của DN.

 Nguồn VCSH

Ngoài nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 21 tỷ đồng, thì một nguồn chính mà doanh nghiệp huy động để sử dụng cho hoạt động của mình là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hay chính là số lãi từ SXKD của cơng ty để lại để tái đầu tư. Việc tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và hấp dẫn của các cơng ty cổ phần vì DN giảm được chi phí và sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn vốn này chiếm 6,13% trong tổng nguồn vốn năm 2017, đến năm 2018 là 8,04% và sang năm 2019 đã tăng lên, chiếm 9,6%. Nguồn vốn này tăng lên nhanh chóng trong 3 năm. Năm 2018 là 1420 tr.đ, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 474 tr.đ chiếm 33,38%, năm 2019 tăng so với 2018 là 1034 tr.đ, chiếm 54,59%. Theo như thuyết minh BCTC thì trong 3 năm qua, nhờ kinh doanh có lãi nên cơng ty đã huy động được một nguồn đáng kể lợi nhuận để tài trợ cho các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, năm 2019 cơng ty cịn có một nguồn khác là các quỹ khác thuộc VCSH, chiếm 2,67% tổng nguồn vốn.

Trong q trình hoạt động, DN ln phải đương đầu với rủi ro và không thể lường trước hết được mọi tình huống xấu có thể xảy ra. VCSH có chức năng như tấm lá chắn bảo vệ DN, giúp doanh nghiệp vượt qua những tình huống đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng SXKD, khuếch trương thương hiệu, thể hiện sức mạnh tài chính của mình. Vì vậy, việc gia tăng VCSH là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, NNI đã và đang làm khá tốt. Công ty cần nỗ lực hơn nữa để ngày càng nâng cao VCSH cũng như tăng cường sức mạnh tài chính của mình.

 Nợ phải trả

Tồn bộ hoạt động của cơng ty được tài trợ bởi VCSH và nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ của công ty rất thấp. Để thấy rõ hơn, ta so sánh tỷ số nợ của Cơng ty với các cơng ty trong cùng ngành, có các hoạt động SXKD tương tự, với mức vốn điều lệ tương đương trong 3 năm qua.

Nhìn chung, các cơng ty trên đều có tỷ số nợ lớn hơn 0,5. Điều đó cho thấy, các cơng ty này đã huy động một lượng lớn vốn vay từ bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động của mình. So sánh với các công ty trên thì Cơng ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA có hệ số nợ rất thấp. Trong điều kiện kinh doanh có lãi như hiện nay, Cơng ty nên xem xét việc gia tăng độ lớn của đòn bẩy tài chính để vừa đảm bảo an toàn kinh doanh, lại vừa đem lại lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối tốp a (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)