Cơ cấu tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối tốp a (Trang 61)

lượt là 59,11% và 51,26%. Tỷ trọng TSNH và TSDH của công ty khá đều nhau qua các năm là do đặc điểm của công ty có hai hoạt động chủ yếu là sản xuất và phân phối.

Về hoạt động sản xuất, công ty chủ yếu sản xuất khẩu trang có sợi kháng khuẩn. Trong những năm qua, Công ty rất chú trọng đến việc đầu tư cho công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã đầu tư một lượng không nhỏ vào TSCĐ hữu hình như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản của Công ty Năm Năm Chỉ tiêu 2019 2018 2017 Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 14.865 48,74 9.633 40,89 12.151 52,49 Tài sản dài hạn 15.635 51,26 13.929 59,11 10.999 47,51 Tổng tài sản 30.500 100 23.562 100 23.150 100

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Bên cạnh hoạt động sản xuất, Cơng ty cịn có mảng hoạt động quan trọng, đem lại lợi nhuận cao cho cơng ty đó là phân phối sản phẩm. Ngồi ra, hoạt động kinh doanh địi hỏi nhiều vốn lưu động khác nên Cơng ty cũng phải đầu tư cho TSNH một lượng lớn, tương đương với TSDH. Cơng ty đang duy trì một cơ cấu tài sản khá cân bằng, thể hiện sự đầu tư cho cả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu tài sản của Công ty hiện tại rất phù hợp với đặc thù SXKD của công ty.

Tính thanh khoản

Khả năng thanh tốn là một trong những yếu tố thể hiện năng lực tài chính của DN, nó cũng quyết định đến uy tín của một cơng ty. Đối với Cơng ty, nhìn chung các hệ số thể hiện khả năng thanh tốn của cơng ty trong 3 năm

qua đều ở mức rất cao cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty là rất tốt. Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty ở mức rất cao, nhất là năm 2017 (16,73 lần), năm 2018 là 14,50 lần, sang năm 2019, hệ số này thấp hơn hẳn, giảm xuống chỉ cịn 2,58. Thơng thường mức chấp nhận được của các DN đối với hệ số này là 2, nhưng Cơng ty lại có hệ số này quá cao so với 2 trong năm 2017 và 2018. Sở dĩ như vậy là do trong 2 năm này, tỷ lệ nợ ngắn hạn của cơng ty rất thấp, trong khi đó cơng ty đầu tư rất nhiều cho các TSNH, nhất là tiền và hàng tồn kho. Hệ số cao thể hiện khả năng thanh toán tốt nhưng cao quá thì lại thể hiện sự thiếu cân đối trong đầu tư, dẫn đến lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Năm 2019, hệ số khả năng thanh toán giảm mạnh xuống 2,58 do công ty đã tăng cường vay nợ. Đây là một tỷ số an toàn, vừa đảm bảo có thể chi trả đầy đủ, đúng hạn mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Hệ số khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty cũng trong 3 năm cũng đều ở mức tốt, an toàn. Trong thời gian qua, công ty đã sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy việc tiêu thụ, và một trong những biện pháp đó là sử dụng chính sách tín dụng thương mại. Vì vậy, khoản phải thu của khách hàng của công ty chiếm tỷ trọng không nhỏ trong TSNH của công ty.

Bảng 2.9: Các hệ số khả năng thanh tốn của Cơng ty Các hệ số khả năng thanh toán Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Hệ số khả năng TT nợ NH 2,58 14,50 16,73 Hệ số khả năng TT nhanh 1,62 5,88 10,14 Hệ số khả năng TT ngay 0,53 2,79 6,75 Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay 51,46 174,46 84,12

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hệ số khả năng thanh toán ngay là hệ số phản ánh chính xác nhất khả năng chi trả của cơng ty khi có các nhu cầu thanh tốn bất thường phát sinh. Hệ số này của công ty cũng rất tốt, đều lớn hơn 0,5 (mức thông thường chấp

nhận được đối với một DN). Trong TSNH của công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, lượng tiền mặt tại quỹ của công ty rất lớn, đều cao hơn 19%, cao nhất là năm 2017 là 4901 tr.đ chiếm tới 40,33%. Tuy nhiên, tiền tại quỹ nhiều cũng gây lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh đó cịn phát sinh các yêu cầu về quản lý, vì tiền mặt là đối tượng dễ bị gian lận, thất thốt nhất nên việc quản lý địi hỏi phải rất chặt chẽ.

Như ở trên đã phân tích, do tỷ lệ vay nợ của công ty rất thấp nên các hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty đều rất cao, tỷ số khả năng trả lãi tiền vay cũng vậy. Thông thường, các ngân hàng chấp nhận tỷ số này bằng 2, nhưng Cơng ty lại có tỷ số này lớn hơn 2 gấp nhiều lần. Cao nhất là năm 2018, tỷ số này lên tới 174,46 do trong năm này, công ty không hề vay thêm bất kỳ khoản vay nào từ nhà cho vay. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA chỉ có một khoản vay ngắn hạn từ năm trước là 500 tr.đ nên tiền lãi vay phải trả của cơng ty cả năm chỉ có 5 tr.đ. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty là 2175 tr.đ. Thấp nhất trong năm 2019 thì tỷ số này cũng là 51,46. Từ đó cho thấy, năng lực tài chính vững vàng của cơng ty.

Qua phân tích cho thấy khả năng thanh tốn của Cơng ty là rất tốt phần nào thể hiện được năng lực tài chính của cơng ty. Tuy nhiên, hiện tại cơng ty đang duy trì các tỷ số quá cao từ đó lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Cơng ty cần cân nhắc một cơ cấu tài sản, nợ vay hợp lý hơn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Các khoản phải thu

Các khoản phải thu của công ty trong năm 2018 và 2017 khơng có nhiều biến động. Năm 2018, các khoản phải thu giảm 416 tr.đ tương đương với 16,84% trong đó chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng giảm 495 tr.đ, tương đương 57.86%. Khoản phải thu giảm do trong năm công ty thắt chặt chính sách tín dụng, quản lý các khoản phải thu chặt chẽ hơn. Cũng chính vì vậy mà vòng quay các khoản phải thu năm 2018 là cao nhất (2,49 vòng), tăng

0,24 vòng so với năm 2017, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình xuống cịn 146,65 ngày (giảm 15,55 ngày).

Sang năm 2019 thì các khoản phải thu tăng đột biến so với năm 2017 và 2018. Tổng giá trị các khoản phải thu năm 2019 là 6268 tr.đ, tăng 205,53% so với năm 2018. Trong năm này, các khoản phải thu tăng nhanh như vậy là do công ty đã có chính sách Marketing hiệu quả, số lượng hàng bán ra tăng nhanh nên khoản phải thu của khách hàng tăng tới 620,33% (2235 tr.đ). Và chính sách này đã phát huy hiệu quả khi doanh thu của cơng ty cũng tăng lên nhanh chóng tăng 80,97% từ 5623 tr.đ lên10167 tr.đ. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu vẫn chậm hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu nên vòng quay khoản phải thu năm 2019 giảm 0,04 vòng so với năm 2018, tương ứng kỳ thu tiền trung bình tăng 2,56 ngày. Bên cạnh đó, do đặc thù kinh doanh của cơng ty là hầu hết các đối tác công ty nhập hàng đều.

Bảng 2.9: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu 2019 2018 2017 Chênh lệch 2019 so với 2018 với 2017 2018 so VQ hàng tồn kho (vòng) 1,09 0,72 0,91 0,37 -0,19 Số ngày 1 VQ hàng tồn kho (ngày) 334,19 505,86 401,46 -171,67 104,40

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Năm 2019, vòng quay hàng tồn kho tăng đáng kể so với năm 2018: tăng 0,37 vòng, số ngày 1 vòng quay giảm 171,67 ngày. Do năm 2019, hàng tồn kho giảm 853 tr.đ (từ 5400 tr.đ xuống 4547 tr.đ), tương đương 18,76% trong khi giá vốn hàng bán tăng 1849 tr.đ (51,60%).

Hiệu suất sử dụng TSCĐ và tổng tài sản

Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản Chỉ tiêu 2019 2018 2017 Chỉ tiêu 2019 2018 2017 Chênh lệch 2019 so với 2018 2018 so với 2017 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0.72 0.46 0.55 0.26 -0.09 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.38 0.24 0.26 0.14 -0.02

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường tổng quát năng lực hoạt động của tài sản trong doanh nghiệp. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty rất thấp, cả 3 năm đều nhỏ hơn 0,4 lần. So với 4 công ty trong cùng ngành đều có hoạt động sản xuất và kinh doanh khẩu trang thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty rất thấp. Điều này cho thấy năng lực quản lý và sử dụng tài sản của cơng ty cịn yếu.

Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của một số công ty

TT Doanh nghiệp Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Công ty Cổ phần dệt may và

Thương mại Minh Trí 1,51 - - 2 Công ty Cổ phần thời trang

HAKI - - -

3 Công ty TNHH Dệt nhuộm

Minh Đức 1,60 1,86 -

4 Công ty TNHH Gia Hồi 2,28 2,60 -

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các năm của các công ty

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty nhỏ hơn 0,4 nghĩa là 100 đồng đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp chỉ đem lại dưới 40 đồng doanh thu. Điều này cho thấy rằng công ty chưa phát huy được năng lực sử dụng của

tài sản.

Như đã xem xét, đánh giá ở trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thấp, hiêu suất sử dụng tài sản cố định của công ty cũng không cao nên năng lực hoạt động của tài sản của cơng ty nói chung cũng cịn thấp. Xảy ra tình trạng như vậy một phần là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư, một phần là do dặc thù kinh doanh nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do khả năng quản lý của doanh nghiệp. Công ty cần xem xét lại chiến lược đầu tư vào các tài sản của mình để phát huy hết năng lực của tài sản.

Khả năng sinh lời

Nhìn chung, cả 3 năm, công ty kinh doanh đều có lãi. Tình hình kinh doanh tốt nhất là năm 2019 với doanh thu tăng 80,96 và lợi nhuận tăng 137,33%. Ta thấy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty tương đối cao. Hai năm 2018 và 2017 cao hơn mức trung bình ngành, cao nhất là năm 2017 là 18,89%, cao hơn mức trung bình ngành 3,79%, năm 2018 cũng chỉ thấp hơn mức trung bình ngành 1,13%. Cơng ty đạt tỷ suất cao như vậy là do tỷ trọng giá vốn và các chi phí so với doanh thu thuần tương đối thấp. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng so với doanh thu thuần cao nhất là năm 2018 chỉ chiếm 63,71%. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy một phần là do đặc thù kinh doanh ngành. Các chi phí khác của cơng ty rất thấp. Chi phí bán hàng cao nhất cũng chỉ chiếm 3,27%. Một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn là chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí này chiếm trên 21% doanh thu thuần của công ty và cao nhất là năm 2019 chiếm 24,42%. Ta thấy, tốc độ tăng của loại chi phí này năm 2019 lớn (103,15%), lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (80,96%) cho thấy khả năng quản lý chi phí này của DN chưa tốt. Cơng ty cần kiểm sốt chi phí quản lý tốt hơn để tăng cường lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.12: Các tỷ số khả năng sinh lời Đơn vị: % Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2018 Năm 2017 Trung bình ngành

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

DT 18,66 14,07 18,89 15,20 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

tổng tài sản 7,04 3,33 4,63 16,80 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

VCSH 7,97 3,49 4,99 25,60

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm

Tuy cơng ty có tỷ suất lơi nhuận sau thuế trên doanh thu cao nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH lại thấp và thấp hơn mức trung bình của ngành rất nhiều. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của công ty rất thấp, cao nhất là năm 2019 cũng chỉ là 7,04%, thấp hơn mức trung bình của ngành 9,76%. Như đã phân tích ở trên, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty rất thấp, công ty chi cho tài sản rất nhiều nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty cũng không cao.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cũng thấp, thấp hơn mức trung bình của ngành rất nhiều. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ngành là 25,6%, gấp hơn 3 lần tỷ suất của công ty năm cao nhất là năm 2019 (7,97%). Do công ty dùng hầu hết là VCSH để tài trợ cho các hoạt động của mình, tỷ lệ nợ vay là rất thấp, địn bẩy tà chính rất nhỏ vì vậy mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khơng cao.

Cơng ty có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cao cho thấy khả năng sinh lời của công ty rất cao, là một dấu hiệu thể hiện năng lực tài chính tốt của Cơng ty. Tuy nhiên, cơng ty vẫn cịn mặt hạn chế khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH thấp.

2.3.2. Thực trạng nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực nhân lực

* Về chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp

Vấn đề chiến lược kinh doanh và lãnh đạo của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơng. Chính vì vậy Cơng ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với cung cầu trên thị trường với việc phát triển của Công ty theo hướng đa sở hữu về vốn, thực hiện kinh doanh đa nghề, đa sản phẩm. Để thực hiện chiến lược này Công ty tiếp tục cạnh tranh vào lĩnh vực sản xuất khẩu trang sợi hoạt tính nhằm phát huy kinh nghiệm và các nguồn lực trong các lĩnh vực này. Mặt khác, từ sản xuất chủ yếu là khẩu trang Công ty đã chuyển hướng sang hoạt động phân phối sản phẩm, hiện đang có nhu cầu tiêu thụ lớn nhằm mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự lựa chọn đúng hướng đi đã giúp Cơng ty ln có những biện pháp cải tiến trong khâu thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm, kèm theo các dịch vụ khép kín sau bán hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, Cơng ty đã tạo được uy tín trên thị trường, ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng là người dân.

Việc tổ chức các dịch vụ khép kín sau bán hàng, thể hiện một lối tư duy kinh doanh mới trong việc chủ động tổ chức cung ứng các dịch vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách. Sau một thời gian hoạt động, thực tế cho thấy việc duy trì và cung cấp các dịch vụ quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm được khách hàng đánh giá cao. Điều đó đã góp phần quảng bá thương hiệu của Công ty trên thị trường, thu hút khách hàng tạo điều kiện nâng cao được sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường sản xuất khẩu trang và phân phối sản phẩm.

Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ liên doanh, liên kết có tác động hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển, Công ty đã liên kết chặt chẽ với các công ty trong và ngoài nước, các bên cung cấp vật tư,

nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành nguyên liệu…Khó khăn lớn nhất mà Cơng ty đang gặp phải là các mối liên kết trong việc xử lý nguồn vốn. Vì vậy, Cơng ty cần phải tăng cường, mở rộng các quan hệ với nhiều tổ chức ngân hàng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn phân phối tốp a (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)