Qua Bảng 2.4 cho ta thấy: Trong giai đoạn 2012 - 2016, các DNNVV ở huyện Quảng Trạch có tốc độ tăng khá. Nếu năm 2012 tồn huyện chỉ có 100 doanh
nghiệp thì đến năm 2016 đã tăng lên 142 doanh nghiệp, tăng 42 doanh nghiệp tương ứng với tốc độ tăng bình quân 9,2%/năm.
Về cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, cơng ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở huyện. Nếu năm 2012 số doanh nghiệp loại hình này là 57 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 57,0% thì đến năm 2016 đã tăng lên 100 doanh nghiệp, chiếm 70,4%. Tốc độ tăng bình quân 15,1%/năm.
Đối với hợp tác xã: Năm 2012 có 14 hợp tác xã, chiếm tỷ trọng 14,0% đến năm 2016 giảm xuống còn 6 hợp tác xã, chiếm tỷ trọng 4,2%. Số lượng doanh nghiệp theo loại hình hợp tác xã giảm qua các năm khi lĩnh vực hoạt động của loại hình này khơng cịn phù hợp hay khơng cịn quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội, như các hợp tác xã dịch vụ điện, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,…
Đối với công ty cổ phần: Đây là hình thức DN có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và mức độ phát triển khá. Năm 2012 chỉ có 7 DN, chiếm 7,0% thì đến năm 2016 tăng lên 10 DN, chiếm 7,1% tốc độ tăng bình quân 9,3%/năm. Sở dĩ loại hình này chiếm tỷ trọng nhỏ là do các doanh nghiệp loại hình này thường có quy mơ lớn hơn các hình thức DN khác, nhưng hiện nay trên địa bàn huyện số lượng hình thức này cịn hạn chế. Một số công ty cổ phần trên địa bàn huyện: Công ty CP Coseco 1.5; Công ty CP sản xuất lâm sản xuất khẩu Quảng Đơng; Cơng ty CP Hồng Hương; Công ty CP Đại Trường Thành; Công ty CP thương mại và xây dựng Lâm Anh…
Đối với doanh nghiệp tư nhân:Đối với hình thức này năm 2012 có 22 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 22,0% đến năm 2016 có 26 doanh nghiệp, chiếm 18,3%, tăng 4 DN so với năm 2012, tốc độ tăng bình qn mỗi năm 4,3%.
Tóm lại, kết quả phân tích ta thấy số lượng DNNVV trên địa bàn huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình có sự phát triển ở mức độ trung bình, trong tổng số DNNVV trên địa bàn huyện thì loại hình DN cơng ty TNHH có sự phát triển nhanh nhất đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình nói chung cũng như huyện Quảng Trạch nói riêng.
Bảng 2.4: Tình hình phát triển các DNNVV giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2016/2012 BQ năm Tổng số DN 100 100,0 113 100,0 125 100,0 143 100,0 143 100,0 143,0 109,4 Tổng số DNNVV 100 100,0 113 100,0 124 100,0 142 100,0 142 100,0 142,0 109,2 1. Hình thức sở hữu + Hợp tác xã 14 14,0 10 8,8 10 8,1 8 5,6 6 4,2 42,9 80,9 + DN tư nhân 22 22,0 28 24,8 26 21,0 26 18,3 26 18,3 118,2 104,3 + Công ty TNHH 57 57,0 67 59,3 80 64,5 98 69,0 100 70,4 175,4 115,1 + Công ty cổ phần 7 7,0 8 7,1 8 6,4 10 7,1 10 7,1 142,9 109,3 2. Lĩnh vực kinh doanh + NLTS 3 3,0 6 5,3 6 4,8 4 2,8 2 1,4 66,7 90,4 + CN-XD 47 47,0 49 43,4 52 41,9 57 40,1 55 38,7 117,0 104,0 + TMDV 50 50,0 58 51,3 66 53,2 81 57,0 85 59,9 170,0 114,2
Số liệu ở Bảng 2.4 cho ta thấy các DNNVV phân bố không đồng đều theo lĩnh vực SXKD trong huyện.
DNNVV lĩnh vực TMDV chiếm tỷ trọng lớn hàng năm và có xu hướng tăng nhanh, bình qn năm tăng 8,8 DN hay tăng bình quân 14,2%/năm tăng cao nhất trong 3 lĩnh vực SXKD, năm 2012 có 50 DN, chiếm 50,0% tổng số DNNVV; năm 2013 là 58 DN (tăng 8 DN so với 2012), chiếm 51,3% và đến năm 2016 là 85 DN (tăng 5 DN so với 2015), chiếm 59,9%. DNNVV lĩnh vực CN-XD có xu hướng tăng từ năm 2012 có 47 DN, chiếm 47,0% đến năm 2015 có 57 DN, chiếm 40,1% nhưng năm 2016 có 55 DN, chiếm 38,7% (giảm 2 DN) so với năm 2015, bình quân mỗi năm tăng 4,0%. Đối với DNNVV lĩnh vực NLTS nhìn chung tăng giảm khơng đều, năm 2012 có 3 DN, chiếm 3,0% đến năm 2016 giảm xuống cịn 2 DN, chiếm 1,4%, bình qn giảm 9,3%/năm.
Tóm lại,do điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, mơi trường và tính chất ngành nghề kinh doanh; xét về lĩnh vực SXKD thì DN hoạt động ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ phát triển nhanh nhất và chiến tỷ trọng lớn nhất, thấp nhất là DN ở lĩnh vực NLTS. Sự phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của lĩnh vực sản xuất kinh doanh TMDV đã phản ánh đúng xu hướng phát triển của nền kinh tế chung của tỉnh và riêng của huyện Quảng Trạch.