ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện quảng trạch tỉnh quảng bình (Trang 78 - 79)

- Tiêu chí Q30 (mơi trường kinh doanh trên địa bàn huyện Quảng Trạch tỉ nh Quả ng Bình rấ t thuậ n lợ i):

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Phát triển DNNVV được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và đã được ghi trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII và Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (khoá VIII). Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các DNNVV đứng vững và phát triển, trong đó quan trọng nhất là Nghị định 56/2009/NĐ-CP và Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 về triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.

Tại Nghị quyết số 22/NQ-CP, Chính phủ đã đưa ra 06 biện pháp lớn hỗ trợ các DNNVV phát huy mọi khả năng, nguồn lực để đẩy mạnh SXKD. Sáu biện pháp lớn đó là: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV; Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNVV; Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV; Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DNNVV; và Xây dựng và củng cố hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNQUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH QUẢNG TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH

Xuất phát từ điều kiện KTXH và thực trạng phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong những năm qua, UBND huyện đã có định hướng cho phát triển DNNVV đó là:

Đẩy nhanh việc thành lập doanh nghiệp mới, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 22-25% để nâng cao số lượng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, của huyện nhanh chóng rút ngắn

khoảng cách với bình quân chung của cả nước về chỉ tiêu số dân trên một doanh nghiệp.

Tạo điều kiện và khuyến khích các DNNVV phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, có thương hiệu, uy tín cao trên thị trường, đủ sức cạch tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Tăng dần tỷ trọng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp thu hút nhiều lao động.

Phát triển nhanh các DN hoạt động cung ứng các dịch vụ khoa học kỹ thuật cho nơng, lâm, ngư nghiệp; phần thực hiện q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

Khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố doanh nghiệp theo vùng.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện quảng trạch tỉnh quảng bình (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)