Tình hình trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp đến trạ my tế xã

Một phần của tài liệu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 85)

NKHH dưới cấp NKHH trên cấp Chỉ tiêu nghiên cứu Nhóm nghiên cứu Số trẻ mắc đến trạm trẻ mắcĐợt X ± SD trẻ mắc Đợt X ± SD Chứng 464 188 0,39 ± 0,35 1294 2,80 ± 1,14 Can thiệp 619 394 0,67 ± 0,26 1523 2,43 ± 0,07 p < 0,01 < 0,01

Từ kết quả bảng 3.37. cho thấy:

Số đợt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới trung bình đến trạm ở nhóm can

thiệp (0,67 ± 0,26) cao hơn so với nhóm chứng (0,39 ± 0,35), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01.

Bảng 3.38. Tình hình xử trí nhiễm khuẩn hơ hấp cấp ở tuyến xã Hướng dẫn điều trị tại nhà Điều trị tại trạm Chuyển tuyến Dùng kháng sinh Lượt trẻ NKHHC n % n % n % n % Chứng 1482 1100 74,2 349 23,5 33 2,3 1328 89,6 Can thiệp 1917 1781 92,9 94 4,9 42 2,2 1238 64,6 p < 0,01 < 0,01 > 0,05 < 0,01

Từ kết quả bảng 3.38. cho thấy:

- Hướng dẫn điều trị tại nhà của nhóm can thiệp (92,9 %) cao hơn so với nhóm chứng (74,2 %), với p < 0,01.

- Điều trị tại trạm ở nhóm can thiệp (4,9 %) thấp hơn so với nhóm chứng (23,5 %), với p < 0,01

- Tỷ lệ dùng kháng sinh ở nhóm can thiệp (64,6 %) thấp hơn so với nhóm chứng (89,6 %), với p < 0,01.

™ Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp của trẻ sau can thiệp

Bảng 3.39. Hiệu quả của can thiệp đối với nhiễm khuẩn hơ hấp cấp của trẻ theo nhóm tuổi Nhóm can thiệp Nhóm chứng Trước can thiệp (1) (n = 654) Sau can thiệp (2) (n = 684) Điều tra lần đầu (3) (n = 498) Điều tra lần cuối (4) (n= 468) Địa điểm nghiên cứu Tháng tuổi n % n % n % n % p < 2 tháng 15 31,9 6 15,8 13 28,9 15 36,6 p1 & 2 < 0,01 p3 & 4 > 0,05 p2 & 4 < 0,01 2 - < 12 tháng 38 43,2 19 21,3 21 31,3 23 41,1 p1 & 2 < 0,01 p3 & 4 > 0,05 p2 & 4 < 0,01 12 – 35 tháng 101 42,3 74 26,0 102 52,8 107 55,4 p1 & 2 < 0,01 p3 & 4 > 0,05 p2 & 4 < 0,01 36 – 60 tháng 122 43,6 67 24,6 94 48,7 69 38,8 p1 & 2 < 0,01 p3 & 4 > 0,05 p2 & 4 < 0,01

Từ kết quả bảng 3.39. cho thấy:

Sau 2 năm can thiệp, nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ đã được cải thiện rõ rệt: Tình trạng NKHHC sau can thiệp đều giảm ở tất cả các lứa tuổi so với trước can thiệp, cụ thể: trẻ < 2 tháng giảm từ 31,9 % (TCT) xuống còn 15,8 % (SCT) và 36,6 % (ĐC), 2 - < 12 tháng từ 43,2 % (TCT) xuống còn 21,3 % (SCT) và 41,1 % (ĐC), 12- 35 tháng giảm từ 42,3 (TCT) xuống còn 26,0 % (SCT) và 55,4 % (ĐC), 36 - 60 tháng giảm từ 43,6 % (TCT) xuống còn 24,6 % (SCT) và 38,8 % (ĐC). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,01.

Bảng 3.40. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với tình hình mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp của trẻ

Nhóm can thiệp Nhóm chứng Trước can thiệp (1) (n= 654) Sau can thiệp (2) (n= 684) Điều tra lần đầu (3) (n= 498) Điều tra lần cuối (4) (n= 468) Địa điểm nghiên cứu Mức độ mắc bệnh n % n % n % n % p CSHQ ( %) HQCT( %) NKHHC chung 276 42,2 166 24,3 230 46,2 214 45,7 p1 & 2 < 0,01 p3 & 4> 0,05 p2 & 4 < 0,01 CT: 42,42 ĐC: 1,08 41,34 NKHH trên cấp 221 33,8 152 22,2 195 39,2 182 38,9 p1 & 2 < 0,01 p3 & 4 > 0,05 p2 & 4 < 0,01 CT: 34,32 ĐC: 0,77 33,55 NKHH dưới cấp 55 8,4 14 2,0 35 7,0 32 6,8 p1 & 2 < 0,01 p3 & 4 > 0,05 p2 & 4 < 0,01 CT: 76,19 ĐC: 2,86 73,33

Từ kết quả bảng 3.40. cho thấy:

Sau 2 năm can thiệp, tình hình NKHHC của trẻ đã được cải thiện rõ rệt: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp nói chung ở nhóm can thiệp giảm từ 42,2 % (TCT) xuống còn 24,3 % (SCT) và ĐC là 45,7 %, với p <0,01. HQCT đạt mức 41,34 %. Như vậy nhờ có can thiệp mà tỷ lệ NKHHC giảm được 41,34 %.

Nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp ở nhóm can thiệp giảm từ 33,8 % (TCT) xuống cịn 22,2 % (SCT) và ĐC là 38,9 với p < 0,01. HQCT đạt mức 33,55 %. Vậy sau 2 năm can thiệp tỷ lệ NKHH trên cấp giảm được 33,55 %

Nhiễm khuẩn hơ hấp dưới cấp ở nhóm can thiệp giảm từ 8,4 % (TCT) xuống còn 2,0 % (SCT) và ĐC (6,8 %), với p < 0,01. HQCT đạt mức 73,33 %. vậy sau 2 năm can thiệp tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp giảm được 77,33 %.

™ Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng với biện pháp can thiệp trong nghiên cứu định tính: Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với biện pháp can thiệp ở địa phương, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm lãnh đạo cộng đồng, cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thơn bản, các bà mẹ có con dưới 5 tuổi hoặc người chăm sóc trẻ để xác nhận ý kiến của cộng đồng. Kết quả được thể hiện qua các ý kiến sau:

* Sự chấp nhận của bà mẹ/người chăm sóc trẻ

Cách thức tổ chức và cách tổ chức truyền thông phù hợp với đặc thù của người dân ở miền núi, các bà mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ, được NVYTTB thăm trẻ tại nhà, hướng dẫn dùng nguồn lực sẵn có ở địa phương để làm bếp riêng ra ngoài nhà ở, vệ sinh chuồng trại, đào hố ủ phân, che chắn nhà tránh lạnh mùa đông, tránh để trẻ tiếp xúc khói bếp, thuốc lá...

“...Trước đây cháu cũng nói với chồng rồi nhưng anh ấy bảo khơng có tiền

làm bếp riêng và đun trong nhà cũng được, nhưng qua nhiều lần được cơ Luyến (Y tế thơn bản) nói cho biết đun bếp trong nhà ở sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con cháu. Vì vậy cháu đã nói với chồng và chồng cháu đã đồng ý, bây giờ thì cháu đã dùng phên nứa để làm bếp riêng cạnh trái nhà, chỉ mất cơng sức của mình thơi chứ không phải tốn tiền..”

Bà Dương Thị L. 35 tuổi (dân tôc Tày) thôn Bản Tết, xã Nông Hạ Khi phỏng vấn các bà mẹ đã cho biết rằng, họ được cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành chăm sóc trẻ tại nhà để dự phịng và điều trị tại chỗ. Như vậy sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ và tiết kiệm được kinh tế cho gia đình.

“Em 37 tuổi và có 6 đứa con, đẻ nhiều cũng khổ lắm, nhưng muốn nhiều

con trai nên phải đẻ. Anh Kỳ là Y tế thôn bản hay đi xuống thôn và bảo nhiều lắm...khi trẻ con bị ho sốt thì cho ngậm mật ong với chanh, nếu nặng, sốt cao thì đi trạm xá. Khi trời rét cho mặc nhiều áo giữ ấm mới không rét, mới không hay bị ốm, giữ người sạch, rửa mặt, rửa chân tay cho trẻ sạch mới không hay bị bệnh...Anh Kỳ cũng bảo cho chuồng Trâu,chuồng Lợn...ra xa nhà. Còn bếp chung trong nhà ở thì nghĩ nhiều rồi nhưng sang năm mới làm riêng được, bây giờ chỉ lấy tấm phên ngăn giữa bếp và nhà được thôi ... bây giờ con em lâu lâu mới bị ốm một lần, bị nhẹ hơn. Anh Kỳ dặn em là phải chăm con ...Bây giờ con ốm nhẹ không phải đi bệnh viện, nên cũng đỡ tốn tiền, mỗi lần như vậy, đỡ được khoảng 600.000 đồng - 700.000 đồng, cả nhà em vui lắm.. Em thích các bác cứ đến nhà em như thế này để em biết được nhiều cái thêm...”

Đối với những trẻ bị NKHHC nhiều lần và đã được uống thuốc tăng cường miễn dịch (Broncho- Vaxom), sau khi uống, các bà mẹ đã nhận thấy lợi ích của việc dùng thuốc.

“…Cháu sẵn sàng mua thuốc cho con của cháu uống vì sau khi uống thuốc

bệnh giảm hẳn đi, con của cháu không hay ốm nhiều nữa, bệnh nhẹ hơn…”

Bà Triệu Thị T. 25 tuổi (Dân tộc Dao) thôn Bản Quất, xã Như Cố “... Trước đây con em hay ốm lắm, một năm đi viện khoảng 3 lần, mỗi lần

đi khoảng hơn tuần và tốn khoảng 1000.000 đồng. Từ khi được Y tế thơn bản hướng dẫn cách chăm sóc con và trạm y tế cho con em uống thuốc phòng bệnh thì bây giờ thỉnh thoảng cháu mới bị ho mà chỉ ho nhẹ, cháu cho con uống vỏ quít hấp mật ong, thế là khỏi, con của cháu ăn, uống tốt và ngủ ngon...Y tế thôn bản nên hướng dẫn các bà mẹ thường xuyên như thế này để các mà mẹ biết và chăm sóc con tốt hơn nữa...”

Bà Hoàng Thị Nh. 20 tuổi (Dân tộc Tày) thơn Bản Đồn, xã Hịa mục

* Sự chấp nhận của lãnh đạo cộng đồng

Lãnh đạo cộng đồng ủng hộ vì giải pháp can thiệp đã thiết lập hệ thống mang tính mạng lưới làm việc thường quy giữa trạm y tế, NVYTTB và người dân. Nội dung can thiệp được tổ chức thực hành cho các nhóm khác nhau từ lãnh đạo tới người dân, cụ thể, rõ ràng, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Tạo được cơ chế phối hợp giữa các cán bộ địa phương của các ngành, của chính quyền với người dân được thúc đẩy.

“ … Ở miền núi này còn nhiều vấn đề lắm, nhiều người mắc bệnh và bệnh

cũng nặng nên cần có sự giúp đỡ của các Bác sỹ để bệnh nhẹ đi và số người mắc phải giảm xuống…người dân ở đây nhận thức cũng chậm nên phải nói và hướng dẫn cụ thể, thường xuyên mới được. Tôi cho rằng việc làm của trường Y Thái Nguyên là tốt đấy vì người dân vừa được hướng dẫn làm cụ thể và y tế thôn bản lại được kiến thức và được theo dõi trẻ tại nhà, như vậy thì y tế thơn bản và người dân sẽ gần gũi nhau hơn…”

Ông Hà Văn T. 53 tuổi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nơng Hạ Theo nhận định của lãnh đạo phịng y tế và Trung tâm y tế huyện, việc triển khai đề tài tại địa phương đã nâng cao được sức khỏe cộng đồng và điều quan trọng là mơ hình hoạt động này được chuyển giao như một giải pháp khoa học cơng nghệ cho địa phương, đó chính là sự bền vững của mơ hình can thiệp.

“...Chúng tơi rất mừng vì chương trình của trường Y đã đào tạo thêm kiến

thức, kỹ năng cho NVYTTB, họ giúp chúng tôi làm việc tại cộng đồng, quan trọng nhất là theo dõi được sức khỏe trẻ em ở tại nhà. Khơng những thế, họ cịn làm việc cụ thể và thường xuyên với cán bộ ở trạm. Trước đây chúng tơi chưa từng nhận chương trình nào tương tự như thế này nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi đã được các anh, chị ở trường Y hướng dẫn cụ thể cho chúng tôi cách tiến hành để sau này chúng tơi cịn mở rộng ra những nơi khác và chúng tôi đã được các thầy cô ở trường Đại học Y khoa Thái Nguyên chuyển giao cách làm này để có thể áp dụng cho các chương trình y tế khác...”

Bà Triệu Thị Th. 48 tuổi, Trưởng phòng y tế, huyện Chợ Mới

* Sự chấp nhận của nhân viên y tế thôn bản

- Y tế thôn bản chấp nhận tham gia can thiệp do đạt được kiến thức và kỹ năng phòng chống NKHHC, được cộng đồng tin tưởng, tạo nên uy tính cao của họ với nhân dân, được góp phần nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

Trước đây khi chưa có chương trình này khi làm việc với cộng đồng tôi cảm thấy lạ, khi tham gia vào chương trình này mỗi tháng 2 lần đến thăm từng gia dình trong thơn, được gần gũi với bà con, tôi cảm thấy rất vui. Ban đầu thực hiện công việc này, nhiều bà mẹ chưa hiểu vấn đề nhưng qua nhiều lần tiếp xúc, khi được nghe truyền thông, biết được nguy hại của căn bệnh này, họ rất phấn khởi và cộng tác với tôi, bây giờ tôi làm việc rất thuận lợi. Tôi nghĩ khi chương trình này khơng cịn làm nữa nhưng tơi vẫn sẵn sàng đến với bà con vì cơng việc cũng dễ làm và đã thành nếp rồi, nếu khơng thấy mình đến thì bà con lại nhắc, những lần đến như vậy, tôi thấy vui với cộng đồng, hiểu thêm về cái cộng đồng mình làm …”

Ơng Hồng Hữu D. 44 tuổi, Y tế thôn bản, xóm Bản Đồn, xã Hịa Mục Dân tộc H’Mơng. Một dân tộc rất đặc thù của miền núi Phía Bắc Việt Nam, họ sống ở các triền núi cao, thành chịm xóm, khơng hội họp, giao lưu với các dân tộc khác trên địa bàn, đó cũng là một trở ngại trong quá trình triển khai can thiệp.

“… Mới đầu rất chi là trở ngại, đặc biệt các chị người HMông ... khơng có ai đi nghe truyền thơng vì người HMơng không bao giờ làm việc và tiếp xúc với dân tộc khác ở chỗ chúng tôi. NgườiHMông chỉ làm theo người Mông thôi, không tập trung với chúng tôi nên rất khó ... một thời gian đầu cứ phải đi từng nhà để động viên và tổ chức truyền thông ln một nhóm chỗ người HMơng và người ta nghe mấy lần, thấy có lợi ích, người ta mới chịu nghe chung với người Dao ở khu ngoài… Nếu chương trình này kết thúc, Tơi vẫn thực hiện cơng việc

này vì Tơi đã có kiến thức và biết cách làm và phải làm thường xuyên như là nhắc lại cho chị em nhớ, để chị em còn phòng bệnh cho con mình …”

Bà Nguyễn Thị H. 35 tuổi, Y tế thơn bản xóm Đồng Lng, xã Quảng Chu

* Sự chấp nhận của cán bộ y tế

Theo ý kiến của cán bộ y tế, đề tài này đã giúp họ thúc đẩy mạng lưới từ trạm y tế tới y tế thôn bản với người dân và ngược lại. Hoạt động giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bằng các giải pháp kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả, phù hợp với khả năng của cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận và lồng ghép các hoạt động khác của trạm y tế xã. Vì vậy sau 2 năm can thiệp tình trạng sức khỏe của trẻ đã được cải thiện rõ rệt.

“ Cái này (can thiệp phịng chống NKHHC) có hiệu quả rõ ràng, trước khi có chương trình can thiệp này thì số lượng các cháu bị NKHHC đến chỗ chúng tôi đông hơn, kể cả khi bị bệnh nhẹ người ta không hiểu biết người ta cũng mang đi hoặc là có khi bệnh nặng sắp chết mới mang đến. Nhưng mà khi có chương trình này, thực hiện sau 2 năm chúng tơi thấy có hiệu quả rõ ràng, số lượng trẻ bị NKHHC đã giảm đi, các bà mẹ đã có kiến thức, vấn đề này rất có thiết thực đối với địa phương… có một số bà mẹ hỏi tơi xem chương trình cịn có thuốc phịng bệnh khơng? Vì là có một số người vẫn tiếp tục đăng ký mua cho con, cháu. Khơng có hỗ trợ tiền người ta vẫn mua…”

Ông Triệu Đức X. 54 tuổi - Trạm trưởng trạm y tế xã Hoà Mục Về trình độ của NVYTTB, trong thời gian can thiệp được sự giám sát hỗ trợ của nhóm nghiên cứu, cán bộ y tế xã, đã được cải thiện

“...YTTB theo dõi trẻ đều đặn hàng tháng và tham gia giao ban với trạm y tế xã 1 lần/1 tháng. Nói chung là các anh chị cũng nhiệt tình, ở xã chúng tơi có 14 NVYTTB nhưng có vài ba người, trình độ của các Anh/ Chị hơi kém, do vậy lúc đầu họ cịn gặp khó khăn trong việc hoạt động cho nên về khâu truyền thông cũng không được tốt lắm. Qua 2 năm hoạt động, chúng tôi đã kèm cặp, giúp đỡ cho các Anh/ Chị. Do vậy là các Anh/ Chị cũng có khá lên nhiều ...”

Chương 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng NKHHC trẻ em dưới 5 tuổi tại Chợ Mới, Bắc Kạn

4.1.1. Tình hình nhiễm khuẩn hơ hấp cấp chung

Trong tổng số 1152 trẻ được điều tra tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, cho thấy: Tỷ lệ NKHH trên cấp ở trẻ là 36,1 %, NKHH dưới cấp là 7,8 %, tỷ lệ NKHHC chung ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi khu vực này là 43,9 %. Kết quả trên chứng tỏ NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng còn cao. Chợ Mới - Bắc Kạn là một huyện miền núi có nhiều khó khăn về kinh tế văn hóa xã hội, khoảng 80 % là người dân tộc thiểu số, tình hình bệnh tật nói chung và bệnh trẻ em nói riêng là khá nặng nề. Đời sống của người dân ở đây cịn gặp nhiều khó

Một phần của tài liệu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)