Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu mô tả

* Cỡ mẫu nghiên cứu mơ tả, được tính theo cơng thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [47].

( ) ( ) 2 2 1 2 p 1 p n Z p. α − − = ε

Trong đó: n: cỡ mẫu cần có; Z (1- α/2): Hệ số giới hạn tin cậy với α= 0,05

(1 2) 1,96

Z −α =

- Cỡ mẫu mô tả cho trẻ:

p: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp = 39,7 % [68]. q: 1- p = 0,603

ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 7,5 % của tỷ lệ p Thay vào cơng thức ta có: n = 1038 trẻ

Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu mô tả là 1038 trẻ. Thực tế chúng tôi điều tra được 1152 trẻ. Như vậy tổng số mẫu trong nghiên cứu mô tả là 1152 trẻ.

- Cỡ mẫu mơ tả cho bà mẹ:

Điều tra tồn bộ các bà mẹ của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra

- Cỡ mẫu mô tả cho hộ gia đình:

Điều tra tồn bộ các hộ gia đình của trẻ dưới 5 tuổi trong diện điều tra

- Cỡ mẫu mô tả xét nghiệm vi khuẩn:

P: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHC, xét nghiệm có Haemophilus influenzae=47 % [50] q: 1- p = 0,53

ε: Sai số mong muốn, độ chính xác tương đối, chọn ε = 25 % của tỷ lệ p Thay vào công thức ta có: n= 70 trẻ

Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho xét nghiệm vi khuẩn ở trẻ là 70 trẻ. Thực tế chúng tơi xét nghiệm tồn bộ trẻ mắc NKHHC tại xã Nông Hạ, kết quả thu được là 71 trẻ.

* Cỡ mẫu đo vi khí hậu ở hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, được tính theo cơng thức cỡ mẫu cho ước tính một giá trị trung bình trong quần thể [47].

( ) 2 2 2 1 2 S n Z X. α − = ε Trong đó: Z(1−α2)=1,96

X : Nhiệt độ trung bình trong nhà = 29,110C; s: Độ lệch chuẩn = 1,41 [42] ε: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn ε = 0,01 Thay vào cơng thức ta có: n = 90 hộ gia đình

Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt cho đo vi khí hậu là 90 hộ. Thực tế chúng tơi đo được 100 hộ gia đình.

* Kỹ thuật chọn mẫu:

Chọn mẫu chủ đích: Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Ước tính trung bình mỗi xã có khoảng 150 trẻ dưới 5 tuổi. Với cỡ mẫu tối thiểu 1038 trẻ, từ đó chọn 8 xã vào nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn, trong đó 2 xã đặc biệt khó khăn là Như Cố, Bình Văn và 6 xã miền núi: Quảng Chu, n Đĩnh, Thanh Bình, Nơng Hạ, cao Kỳ, Hịa Mục [75]

- Chọn xã nghiên cứu theo cách:

Lập danh sách các xã trong toàn huyện và chia làm 2 nhóm: Nhóm các xã vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III: 7 xã ), và nhóm các xã miền núi (khu vực II: 9 xã): Do nguồn lực hạn chế, vì vậy chỉ có thể chọn ngẫu nhiên 2 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn vào nghiên cứu và 6 xã miền núi. Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm, kết quả gồm: Các xã đặc biệt khó khăn (Như cố, Bình Văn), các xã miền núi (Quảng Chu, Yên Đĩnh, Thanh Bình, Nơng Hạ, Cao Kỳ, Hòa Mục). - Cách chọn mẫu trẻ vào nghiên cứu: Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong 8 xã nghiên cứu, thông qua sổ theo dõi của trạm y tế, tổng số có 1275 trẻ. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra dựa theo danh sách trên, kết quả thu được 1152 trẻ vào diện nghiên cứu (chiếm 90,4 % theo danh sách), những trường hợp còn lại không điều tra được do vắng mặt, hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.

- Cách chọn mẫu hộ gia đình đo vi khí hậu: Chọn chủ đích 2 xã trong 8 xã nghiên cứu (Nông Hạ và Thanh Bình) để nghiên cứu. Lập danh sách các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi của 2 xã, tổng số có 318 hộ, cỡ mẫu cần nghiên cứu là 90 hộ, vậy khoảng cách mẫu: k = 318: 90 = 3,5 hộ --> Kết quả thu được 100 hộ gia đình vào diện nghiên cứu theo khoảng cách mẫu (dựa vào danh sách cứ cách 3 hộ gia đình thì lấy 1 hộ vào nghiên cứu).

2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

* Cỡ mẫu can thiệp được tính theo cơng thức tính cỡ mẫu cho kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ [47]. ( ) ( ) ( ) ( ) 1 1 2 2 2 , 2 1 2 1 1 p p p p n Z P P − + − = − α β

- Cỡ mẫu can thiệp cho bà mẹ:

Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy:

p1: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp là 29,8 % p2: Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp, mong muốn là 39 % Vậy: p1 = 0,298 ; p2 = 0,39

q1 = 1- p1: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh trước can thiệp q1 = 1- 0, 298 = 0,702

q2 = 1- p2: Tỷ lệ bà mẹ không hiểu biết được dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp q2 = 1- 0,39 = 0.61

α: xác suất sai lầm loại 1 ß: xác suất sai lầm loại 2

2 ( , )

Zα β : Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì 2 ( , )

Zα β = 10,5 Thay vào công thức ta có: n = 554 bà mẹ.

Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tơi sẽ tiến hành can thiệp tồn bộ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp.

- Cỡ mẫu can thiệp cho trẻ dưới 5 tuổi:

Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài cho thấy: p1: Tỷ lệ trẻ NKHHC trước can thiệp là 40,2 %

p2: Tỷ lệ trẻ NKHHC sau can thiệp mong muốn là 30 % Vậy: Vậy: p1 = 0,402 ; p2 = 0,30

q1 = 1- p1: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC trước can thiệp q1 = 1- 0,402 = 0,598

q2 = 1- p2: Tỷ lệ trẻ không mắc NKHHC sau can thiệp q2 = 1- 0,30 = 0,70

2 ( , )

Zα β : Tra từ bảng ứng với giá trị α, ß [47]: α = 0.05, ß = 0,10 thì 2 ( , )

Zα β = 10,5 Thay số vào ta có: n = 455 trẻ

Như vậy để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, chúng tơi sẽ tiến hành can thiệp toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi ở 4 xã can thiệp.

- Cỡ mẫu can thiệp cho trẻ uống thuốc kích thích miễn dịch (Broncho- Vaxom): Chọn mẫu chủ đích: Những trẻ theo các tiêu chuẩn sau:

+ Trẻ từ 12 tháng đến 48 tháng.

+ Trẻ sau một năm can thiệp bằng TT- GDSK mà vẫn bị NKHHC tái phát nhiều lần (≥ 10 lần NKHH trên /1 năm hoặc bị ít nhất 3 lần NKHH dưới /1 năm).

+ Gia đình đồng ý cho trẻ tham gia và ký bản cam kết thỏa thuận cho trẻ dùng thuốc.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ có 1 trong các yếu tố sau đây đềù được loại ra khỏi nghiên cứu: Trẻ bị hen, bị mắc các bệnh gan, thận, ung thư. Rối loạn miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải. Hội chứng kém hấp thu. Dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc kích thích miễn dịch.

- Cỡ mẫu nghiên cứu định tính để đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp ở địa phương:

+ Phỏng vấn sâu: 2 lãnh đạo cộng đồng, 3 trạm trưởng, 5 nhân viên y tế thôn bản, 15 bà mẹ.

+ Thảo luận nhóm: 3 cuộc thảo luận nhóm bà mẹ.

* Kỹ thuật chọn mẫu:

+ Nhóm can thiệp: Chọn ngẫu nhiên 1 xã đặc biệt khó khăn (Như Cố), 3 xã miền núi (Quảng Chu, Nơng Hạ, Hịa Mục).

+ Nhóm chứng: 1 xã đặc biệt khó khăn (Bình Văn), 3 xã miền núi (Yên Đĩnh, Thanh Bình, Cao Kỳ).

Một phần của tài liệu một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)