Tìm kiếm các nguồn vốn cho phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70)

Bảng 2 .4 Doanh thu huyệ nA Lưới đạt được từ hoạt động du lịch giai đoạn 2014-2016

7. Kết cấu

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái ở huyệ nA Lưới,

3.2.5 Tìm kiếm các nguồn vốn cho phát triển du lịch sinh thái

Phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch A Lưới. Ưu tiên vốn đầu tư nước ngồi vào các dự án có quy mơ lớn, kinh doanh những sản phẩm du lịch đáp ứng thị hiếu du khách, các loại hình du lịch mới hấp dẫn cần địi hỏi có trình độ quản lý và chun môn cao.

Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu du lịch, các khu cảnh quan môi trường sinh thái, đào tạo cán bộ làm đòn bẩy thu hút các nhà đầu tư vào các sản phẩm du lịch.

Tiến hành cổ phần hoá, vay ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cho phép để lại nguồn thu từ kinh tế thương mại và du lịch để tái đầu tư theo chương trình, thúc đẩy hoạt động thương mại và du lịch. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tạo vốn từ quỹ đất, tăng cường công tác quản lý chống thất thu thuế.

Tăng cường hợp tác, liên doanh với các địa phương trong cả nước. Có chính sách cởi mở về thu hút vốn đầu tư, kết hợp cơ chế thưởng kêu gọi vốn và cả việc đưa được nhiều khách đến A Lưới và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các khu vực trọng điểm... mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, xúc tiến đầu tư, thơng tin nối mạng Internet, đơn giản hố các thủ tục cấp giấy phép đầu tư.

3.2.6 Hoàn thiện xúc tiến, quảng bá hình ảnh cho du lịch sinh thái.

Tuyên truyền và quảng bá các hoạt động kinh tế du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch của huyện. Cần tiến hành tuyên truyền và quảng bá trên phạm vi cả nước và nước ngoài để tạo sự chú ý đối với du khách, đồng thời phải giáo dục ý thức về bảo vệ các giá trị du lịch cho nhân dân.

Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là qua phương tiện truyền thông: qua internet, các trang thông tin điện tử, qua kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và các tờ rơi... thơng điệp về điểm du lịch A Lưới. Thông qua du khách, tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm của các hoạt động du lịch, về môi trường du lịch... nhấn mạnh những mặt độc đáo để kích thích vào nhu cầu của du khách. Tiến hành xuất bản, biên tập một số loại sách, báo giới thiệu về các

sản phẩm du lịch của A Lưới, giới thiệu về con người, quê hương và các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, di tích lịch sử của A Lưới. Đặc biệt hơn là thông qua các lễ hội, quảng bá hình ảnh của A Lưới trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa trong nước và nước ngoài để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh A Lưới, đồng thời học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của dân tộc, của nhân loại để phát triển văn hóa - du lịch A Lưới. Đẩy nhanh việc xây dựng trung tâm thông tin du lịch A Lưới; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch. Cần xác định công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cả ngành du lịch và cả cộng đồng dân cư A Lưới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Du lịch sinh thái ngày càng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng. Với một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng những tài nguyên du lịch hấp dẫn với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số thì có thể khẳng định rằng loại hình du lịch sinh thái chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển du lịch A Lưới. Khi đến với A Lưới, hồ mình cùng những phong cảnh thiên nhiên, giao lưu với bản sắc của văn hóa tộc người… du khách sẽ cảm nhận được những giây phút thanh bình của cuộc sống giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, quên đi những mệt nhọc của cuộc sống thường nhật.

Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái nhưng nhưng dường như huyện A Lưới vẫn khá lúng túng trong các hoạt động khai thác du lịch. Tiềm năng của một vùng đất giàu giá trị vẫn đang còn bỏ ngõ và chưa được khai thác một cách đúng mức. Điều này xuất phát từ lý do trình độ phát triển nền kinh tế huyện cịn thấp nên du lịch chưa được nhiều người quan tâm, nguồn vốn đầu tư lại ít nên tài nguyên du lịch của huyện vẫn chưa được khai thác nhiều. Nắm bắt được điều đó, huyện A Lưới đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, bên cạnh đó kêu gọi sự quan tâm đầu tư của nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, đặc biệt là chú trọng đầu tư vào du lịch sinh thái.

Với những tiềm năng, lợi thế thiên nhiên ban tặng, A Lưới có đủ yếu tố để xây dựng, phát triển loại hình du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Nếu biết tổ chức khai thác một cách hợp lý, du lịch A Lưới sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng cho khách du lịch. Hơn 30 năm với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước cùng những thành tựu về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, huyện A Lưới đã khẳng định được vị trí, vai trị của ngành du lịch với những đóng góp tích cực của nó trên nền tảng của nguồn tài nguyên vốn có. Cần có sự phối hợp, chung tay hơn nữa giữa ngành văn hóa - du lịch, các cơ quan liên quan với doanh nghiệp để các hoạt động du lịch tại A Lưới đạt hiệu quả tốt nhất, để du lịch sinh thái A Lưới sẽ đóng góp một phần lớn vào con đường di sản miền Trung.

2. Một số kiến nghị cho phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Qua quá trình tìm hiểu tình hình, thực trạng phát triển du lịch sinh thái hiện nay của huyện A Lưới, tôi xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

* Đối với huyện A Lưới

- Các cấp lãnh đạo huyện cần có sự quan tâm đến sự phát triển của ngành du

lịch. Tạo các điều kiện thuận lợi nhất để du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung nhanh chóng trở thành ngành nguồn lợi để phát triển kinh tế, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp - dịch vụ.

- Cần có chính sách và biện pháp cụ thể khuyến khích và tiến tới bắt buộc các đơn vị, các doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc kinh doanh du lịch bền vững, vừa tạo các sản phẩm dịch vụ có chất lượng vừa bảo đảm an tồn. Tăng cường hiệu lực các cơng vụ pháp lý trong quản lý hoạt động du lịch như: Luật du lịch, Pháp lệnh môi trường...

- Ưu tiên công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tồn diện, trong đó có kiến thức văn hoá lịch sử - văn hoá của dân tộc, của địa phương... cho đội ngũ cán bộ tại chỗ sẵn sàng phục vụ du khách.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch sinh thái A Lưới trên các hệ thống thơng tin đại chúng, dưới nhiều hình thức hấp dẫn, phong phú: Ưu tiên đưa hình ảnh du lịch A Lưới vào các chương trình truyền hình của địa phương, đăng tải hình ảnh và các chương trình du lịch hấp dẫn của A Lưới trên trang thông tin điện tử của huyện.

-Cần xúc tiến việc in, phát hành sách về những đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm để giới thiệu hình ảnh du lịch A Lưới với du khách. Tăng cường hơn nữa việc hợp tác giao lưu văn hóa với các địa phương trong nước và nước ngoài để giới thiệu, kết hợp với với các tỉnh lân cận cùng nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quảng bá các giá trị văn hóa - du lịch A Lưới, đồng thời tiếp thu học hỏi các tinh hoa văn hóa của các vùng miền và của nhân loại nhằm bổ sung làm phong phú văn hóa A Lưới.

- Kêu gọi khuyến khích các tổ chức nhà nước, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch A Lưới, bằng cơ chế chính sách ưu đãi, thơng thống như cơ sở lưu trú, dịch vụ thơng tin, giải trí, phương tiện đi lại, nhất là đầu tư các dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch làng nghề.

- Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch sinh thái như leo núi, cắm trại, nghiên cứu ...để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách khi đến đây tham quan, nghỉ dưỡng. - Khuyến khích sự tham gia có hiệu quả của người dân trong phát triển du lịch, bảo vệ môi trường nói chung cũng như quảng bá du lịch của huyện góp phần làm tăng thu nhập và cơng ăn việc làm cho địa phương.

- Phối hợp với các công ty lữ hành tại trung tâm thành phố Huế để đưa ra chính sách giá cả hợp lý cho mọi đối tượng tham quan, sử dụng các biện pháp kích thích có hiệu quả kinh tế như: khuyến mãi, giảm phần trăm trong các dịch vụ ăn ngủ, tham quan... để thu hút khách trong giai đoạn đầu phát triển du lịch A Lưới.

- Cần kết hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành trong tỉnh để xây dựng, thiết kế và nhanh chóng bán, thực hiện các tour du lịch nội huyện, liên tỉnh, liên quốc gia như đã định.

* Đối với dân cư địa phương và khách du lịch

- Để có thể phát triển du lịch sinh thái bền vững thì việc tham gia của người dân bản địa hết sức quan trọng. Có sự tham gia của người dân địa phương sẽ tạo nên nét đặc trưng, sự khác biệt và sống động cho những sản phẩm, chương trình du lịch. Để làm được điều này, cần sự phối hợp các ban, ngành trong công tác tuyên truyền tại địa phương làm du lịch, tăng cường gặp gỡ và trao đổi giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với người dân tại khu vực để người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình, để việc kinh doanh du lịch nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của người dân bản địa.

-Người dân địa phương chính là những người thể hiện văn hóa ứng xử, giao tiếp, góp phần đem lại sự hài lịng cho du khách. Đối với huyện miền núi A Lưới, dân cư là người dân tộc thiểu số chiếm phần đơng, vì vậy cần có các biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng cho họ. Dân cư địa phương phải có lối ứng xử văn minh, lịch sự với du khách.

-Nâng cao nhận thức và xác định rõ trách nhiệm của người dân địa phương về việc bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương mình. Hiện nay có rất nhiều hoạt động du lịch chủ yếu đào tạo người dân địa phương tham gia như: Xây dựng các đường mòn sinh thái, dẫn đường, mang vác hành lý, cung cấp các dịch vụ lưu trú tại nhà sàn cộng đồng, cung cấp thực phẩm, trình diễn văn nghệ dân gian, trình diễn dệt dzèng, đan lát, bán hàng lưu niệm... Do đó, mỗi người dân địa phương cần trở thành một hướng dẫn viên không chuyên lúc cần thiết để giúp du khách gần hơn với du lịch A Lưới. Có ý thức đóng góp ý kiến, thơng tin và tự nguyện quảng cáo du lịch của huyện A Lưới đến với mọi người. Ngồi ra, cư dân địa phương cần có ý thức về vấn đề bảo vệ an ninh và an toàn tại các điểm tham quan du lịch trong huyện.

-Khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại địa bàn huyện A Lưới cần phải tôn trọng những quy định về việc tham quan du lịch do các ban ngành liên quan đề ra. Phải có ý thức bảo vệ mơi trường nơi đến tham quan. Bên cạnh đó, du khách cần có thái độ lịch sự, nghiêm túc trong khi tham gia các hoạt động du lịch. Khách du lịch cần có ý thức bảo vệ, gìn giữ những hiện vật tại nơi đến tham quan

TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tài liệu thành văn

1. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao Động

2. Trịnh Nam Hải (2006), “Di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện A Lưới trong hoạt động phát triển du lịch”, Bản tin Khoa học và Cơng nghệ Thừa Thiên Huế,

số 155, trang 5-6.

3. Hồng Thị Thu Hương (2005),Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái và các di tích lịch sử tiêu biểu huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế,Khóa luận tốt nghiệp, khoa Lịch Sử, ĐHKH Huế.

4. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

5. PGS.TS Nguyên Văn Mạnh (2011), ”Du lịch sinh thái toàn tập”, Đại học Kinh tế Quốc dân

6. Hồ Thị Tuyết Mai, (2005) Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và định hướng khai thác một số phong tục tập quán các dân tộc ít người ở A Lưới - Thừa Thiên Huế để phát triển du lịch,khóa luận tốt nghiệp Đại học Huế.

7. Trần Nguyễn Khánh Phong (2010), “Cảm nhận về phong cảnh du lịch ở A Lưới”,Báo Thừa Thiên Huế, số 2310, trang 3.

8. Phịng tài ngun mơi trường huyện A Lưới (2016), ”Điều kiện tự nhiên

huyện A Lưới”

9. Phịng văn hóa – thơng tin huyện A Lưới, ”Số liệu du lịch sinh thái huyện A

Lưới giai đoạn 2014-2016”

10. Nguyễn Hoàng Sơn, “Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch

sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” Bài báo được đăng trên Tạp chí khoa

học và giáo dục , Trường Đại học sư phạm Huế. Năm 2010.

11. Nguyễn Thị Sửu (2009), “Một số trò chơi dân gian dân tộc Tà Ôi”, Tập nghiên cứu văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, trang 17.

12. Lê Văn Tin (2009), “Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch

sinh thái huyện A lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đại học Sư Phạm, Đại học Huế.

13. Nguyễn Thị Tuyết (2011), “Phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình

hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp khóa K41, khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học

Kinh tế - Đại học Huế.

14. UBND huyện A Lưới, Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/HU của Huyện ủy ”về xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch huyện A Lưới giai

đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”

15. UBND huyện A Lưới, ”Báo cáo kinh tế xã hội huyện A Lưới 2014” 16. UBND huyện A Lưới, ”Báo cáo kinh tế xã hội huyện A Lưới 2015” 17. UBND huyện A Lưới, ”Báo cáo kinh tế xã hội huyện A Lưới 2016”

* Tài liệu điền dã

Danh sách phỏng vấn:

18. Ơng Nguyễn Hữu Thái, Phó chánh văn phịng UBND huyện A Lưới 19. Chị Văn Thị Thi, phịng văn hóa thơng tin huyện A Lưới

20. Anh Hồ Văn Ngưm, xã Hồng Kim, huyện A Lưới

* Tài liệu internet

21. Bùi Thị Lệ (2014),”Nghiên cứu tiềm năng và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế”, thuvienso.hce.edu.vn

22. Cổng giao tiếp văn hóa, thể thao du lịch Thừa Thiên Huế (2012), ”Du lịch sinh thái A Lưới”,dulich.thuathienhue.gov.vn.

23. DT (2014),”Tài nguyên du lịch tự nhiên ở A Lưới”,dulich-aluoi.com.vn 24. http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-phat-trien-du-lich-sinh-thai-tren-dia- ban-tinh-ninh-binh-thuc-trang-va-giai-phap-63509/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)