CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Một số nghiên cứu đánh giá về tình hình có kết quả xét
sàng lọc dương tính HIV
Theo Nguyễn Văn Ngọc với đề tài nghiên cứu “Thực trạng có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV trên đối tượng nghiện chích ma túy đến xét nghiệm tại phòng tư vấn xét nghiệm Trung tâm y tế thị xã Sầm Sơn năm 2011” cho thấy tỉ lệ nam có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV là 94,8% và nữ là 5,2%, có 97,05% đối tượng có số lần tiêm chích từ 4 lần trở lên, chỉ có 2,94% đối tượng có 1 – 3 lần TCMT [19].
Theo Vũ Thị Hồng Vân với đề tài “Đánh giá áp dụng phương cách xét nghiệm khẳng định HIV dương tính bằng 3 thử nghiệm nhanh tại Trung tâm phịng chống HIV/AIDS thành phố Đà nẵng năm 2015” cho thấy rằng tỉ lệ nam có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV 93,5% và nữ là 6,5%. Trong tổng số 186 mẫu huyết thanh có kết quả khẳng định HIV dương tính nam giới chiếm tỷ lệ 67,7%. Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 25 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ 66,1%. Số mẫu dương tính là bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 55,4%; khách hàng tự đến chiếm tỷ lệ 30,1%; phụ nữ mang thai chỉ chiếm tỷ lệ thấp tỷ lệ 7%; tiếp theo là hiến máu nhân đạo 3,2% [20].
Theo Phạm Minh Khuê, Nguyễn Thị Thắm và cộng sự với đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng Methamphetamine ở bệnh nhân điều trị Methadone tại Quận Hải An, Hải Phòng năm 2016” cho thấy thu thập được 246 hồ sơ bệnh án với 45 bệnh nhân dương tính với Methamphetamine, chiếm 18,3%. Bệnh nhân sử dụng Methamphetamine chủ yếu ở nhóm tuổi từ 30 – 49 chiếm 82,2%, khơng có nghề nghiệp
(28,2%), trình độ học vấn từ THCS trở xuống (24,8%), có khả năng tài chính độc lập (23,3%), sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi chiếm 18,8%; tổng thời gian sử dụng ma túy trước điều trị methadone từ 10 năm trở lên chiếm 21,2%; 18,1% đã từng tiêm chích ma túy trước điều trị methadone; thời gian điều trị dưới 2 năm chiếm 25,7%; 73,3% uống methadone liều cao từ 61 ml trở lên (trong đó 22,4% uống liều từ 61 – 99ml; 19,1% uống liều từ 100 ml trở lên); 17,5% có xét nghiệm HIV dương tính [21].
Theo nghiên cứu “Tỷ lệ có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV, hành vi nguy cơ lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV và tiếp cận các dịch vụ về HIV/ AIDS trong các nhóm nguy cơ cao tại Việt Nam năm 2014” của tác giả Hồng Cơng Dương, Nguyễn Thị Thanh Hà, cho thấy tỷ lệ hiện có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV ở nhóm TCMT cao (10,9%) nhưng giảm ở nhiều tỉnh. Hành vi nguy cơ trong nhóm TCMT mặc dù giảm tuy nhiên vẫn cịn cao. Tiếp cận dịch vụ HIV/AIDS trong nhóm TCMT vẫn còn thấp và giảm so với kết quả các nghiên cứu trước. Tỷ lệ hiện có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV ở nhóm PNBD (2,5%) giảm và ổn định ở mức thấp hầu hết các tỉnh. Tuy nhiên, hành vi dự phòng và tỷ lệ tiếp cận với các dịch vụ về HIV/AIDS giảm so với trước. Tỷ lệ hiện có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV trong nhóm mại dâm đồng tính nam (8,1%) khơng ổn định, giảm ở một số tỉnh và gia tăng ở một số tỉnh. Ở nhóm này, tỷ lệ báo cáo hành vi dự phòng và tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phịng lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV giảm [22].
Theo Phạm Thị Đào và nghiên cứu “Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012” cho thấy 47,65% đối tượng nghiên
cứu chưa có gia đình; 45,5% đối tượng nghiên cứu đã có gia đình và 93,7% đang sống với bố, mẹ hoặc vợ, chồng [23].
Theo Nguyễn Thị Kim Phượng, Lê Đình Vinh với đề tài “Nghiên cứu kiến thức và thái độ về phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người dân 3 xã Cr Knia, Tân Hồ, Ea Bar huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk năm 2011” cho thấy rằng 35,5% cho rằng HIV là virus gây suy giảm miễn dịch; khơng có khả năng chữa khỏi bệnh chiếm 48%; nhìn bề ngồi người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV khơng phân biệt được 19%; hiểu biết đầy đủ về 3 đường lây là 51,5%, tuy nhiên tỷ lệ người dân hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyền chỉ chiếm 28,5% vì ngồi trả lời đúng 3 đường lây, người dân vẫn cho rằng dùng chung chén, bát và (hoặc) muỗi đốt cũng bị lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV. Hiểu biết về 3 cách phịng tránh có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao, chung thuỷ 01 bạn tình chiếm 70,6%, sử dụng BCS đúng cách khi QHTD chiếm 68,9%, không TCMT hoặc không dùng chung BKT chiếm 56,9%, tuy nhiên hiểu biết đầy đủ về các cách phòng, chống chỉ đạt 31,5% [24].
Theo Trần Thị Thanh Thủy với đề tài “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi phòng, chống HIV (KAP) trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại 4 quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê và Liên Chiểu”, 70% đối tượng nghiên cứu báo cáo đã từng quan hệ tình dục. Bạn tình trong 12 tháng qua được báo cáo chủ yếu là bạn tình thường xuyên (94,5%), với số lượng trung bình là 01 người và các loại bạn tình khác như bạn tình bất chợt (2%), gái mại dâm (4,5%), nam quan hệ đồng giới (0,3%) được báo cáo rất ít và chủ yếu gặp ở nam giới. Số lượng trung bình bạn tình ngồi hơn nhân ít, dưới 2 người trong vịng 6 tháng đối với bạn tình bất chợt và trong vịng 1 tháng đối với gái mại dâm. Khơng ghi nhận trường hợp nữ nào có quan hệ với
khách làng chơi. Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên và trong hầu hết các lần quan hệ phụ thuộc vào loại bạn tình: 23,9% với bạn tình thường xuyên trong 12 tháng qua; 80,5% đối với bạn tình bất chợt trong 6 tháng qua; 93,9% với gái mại dâm trong 30 ngày qua. Nguyên nhân không sử dụng BCS với vợ/chồng/người yêu không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh hay sự sẵn có của BCS mà xuất phát từ quan điểm về sự cần thiết sử dụng BCS đối với từng loại bạn tình khác nhau (có thể liên quan đến mức độ an tồn của từng loại bạn tình) [25].
Theo Phạm Thị Minh Phương với đề tài “Thực trạng có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV và các nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở phụ nữ bán dâm 4 quận Hà Nội và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”, tỷ lệ hiện có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV của PNBD Hà Nội được điều tra 2005-2006 là 16,6%; tỷ lệ có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV cho cả 2 nhóm là 16,6%, của nhóm bán dâm đường phố là 22,5% và nhóm bán dâm nhà hàng là 9,4. Tỷ lệ hiện nhiễm giang mai là 0,8%, tỷ lệ nhiễm trong nhóm mại dâm đường phố là 1,1% và mại dâm nhà hàng là 0,4%. Tỷ lệ hiện nhiễm lậu cũng rất thấp: 1,8%. Nhóm mại dâm nhà hàng và nhóm mại dâm đường phố đều có tỷ lệ nhiễm là 1,8%. Tỷ lệ hiện nhiễm Chlamydia sinh dục khá cao (13,4%). Tỷ lệ nhiễm Chlamydia của nhóm mại dâm đường phố là 17,5% và của nhóm mại dâm nhà hàng là 8,5% [26].
Theo Phạm Đức Mạnh nghiên cứu “Điều tra ban đầu về bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone trong dự phòng HIV tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014” cho thấy số người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45% tiếp đến số lây truyền qua đường máu chiếm 42,4%, tỷ lệ có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV lây
truyền từ mẹ sang con 2,4%, vẫn có 10,1% tỷ lệ người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV khơng rõ đường lây truyền [27].
Theo Lê Ngọc Yến và nghiên cứu “Nhận thức và hành vi nguy cơ dễ có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV của người nghiện ma túy” thấy tỉ lệ người nghiện ma túy hiểu biết về cách phịng có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV cao: phải dùng bơm kim tiêm sạch (70,6%) và dùng bao cao su khi quan hệ tình dục (80,9%). Về thực hành an tồn cịn thấp: 57,1% vẫn dùng chung bơm kim tiêm và chỉ có 20,6% dùng bơm kim tiêm 1 lần, 34,9% dùng bao cao su khi quan hệ tình dục [28].
Theo Trần Thị Thủy Hà tìm hiểu “Điều tra hành vi phịng chống HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy tại Tiền Giang năm 2012” có 16% biết khơng sử dụng chung BKT có thể giúp hạn chế lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV. Về thực hành, tỷ lệ TCMT có sử dụng chung BKT chiếm 23,5% là tỷ lệ khá cao, trong số này chỉ 6,4% luôn làm sạch BKT trong khi 78,7% không bao giờ sục rửa BKT, đây là nguy cơ làm lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV rất lớn. Ngồi ra, có 31,6% đối tượng có sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình bất chợt, BCS có được từ mua ở nhà thuốc, nhà hàng, khách sạn,... Các đối tượng này khơng sử dụng BCS do họ khơng thích hoặc thấy không cần thiết sử dụng. Tỷ lệ luôn sử dụng hay thường xuyên sử dụng BCS còn thấp là 29,4% [29].
Theo Phạm Thọ Dược với đề tài “Thực trạng có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV, bệnh Lao AFB (+) và đánh giá hiệu quả can thiệp dự phịng ở nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Đắc Lắc, 2011 – 2012” cho thấy số đối tượng có từ 4 lần tiêm chích trở lên trong ngày bị có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV chiếm tỷ lệ 18,45%; số đối tượng có từ 2 – 3 lần tiêm chích trong ngày bị có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính
HIV chiếm 23,82%; số đối tượng bị có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV có 1 lần TCMT trong ngày cao nhất 55,03%; tỷ lệ có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV ở nhóm TCMT vào năm 2011 là 12,8% [30].
Theo Lê Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Ngọc Linh và đề tài “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi ở tỉnh Long An năm 2012” cho thấy: tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về cả 3 đường lây HIV khá cao 74,4%, tuy nhiên về biện pháp phòng, tránh HIV cịn thấp, đường tình dục 39,5%, đường máu 17,5% và mẹ truyền sang con 47,6% [31].
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân: “Kiến thức và thực hành phòng chống có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV bắt đầu điều trị Methadone tại Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái năm 2014” cho thấy: hầu hết các đối tượng đều đã nghe nói đến HIV/AIDS (93,7%). Trên 80% đối tượng đề cập đường lây do dùng chung bơm kim tiêm (83,4%) và quan hệ tình dục khơng an tồn (86,7%). Tuy nhiên, kiến thức về nguy cơ lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu chưa được tốt. Gần 80% đối tượng được hỏi cho rằng một người bình thường khơng có khả năng có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV/AIDS và trên 80% đối tượng cho rằng một người có thể bị có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV nếu họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hoặc do muỗi/côn trùng cắn, ăn chung với người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV. Chỉ có một nửa số đối tượng (49,5%) cho rằng mình có nguy cơ có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV. 81,4% đối tượng đã từng được tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS. Trong đó gần một nửa số đối tượng tại cả 3 tỉnh (45,5%) được tư vấn bởi cán bộ trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh tư vấn. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã xét
nghiệm HIV là 91,4%, trong đó tỷ lệ dương tính là 16,6%. Tỷ lệ ĐTNC sử dụng chung bơm kim tiêm là 8,6%. Trong số ĐTNC có QHTD thì 43,8% ĐTNC khơng sử dụng bao cao su trong lần QHTD gần nhất [32].
Theo Đặng Thị Quỳnh Anh với đề tài “Khảo sát chiều hướng có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV và sự thay đổi một số chỉ số hành vi, thực hành phịng lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV của nhóm nam nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2014”, đối với nhóm tiêm chích ma túy, số lần tiêm chích ma túy trung bình trong tháng của các đối tượng khơng có sự thay đổi đáng kể, dao động số lần tiêm chích trong ngày là từ 2 – 3 lần, nhóm tuổi lần đầu tiên TCMT của đối tượng đang có xu hướng trẻ hóa, nếu như năm 2010 chỉ có 43% thì đến năm 2014 có đến 50,7% có độ tuổi TCMT lần đầu khi cịn chưa đến 20 tuổi. Thâm niên TCMT của đối tượng ngày một tăng dần, đó là nhóm có số năm TCMT từ 3 năm trở lên tăng từ 50% năm 2010, lên 60% năm 2011 và 88,7% năm 2014. Tỷ lệ đối tượng sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích ma túy gần đây nhất có chiều hướng tăng đều từ 88% năm 2010 lên 100% năm 2014. Tỷ lệ đối tượng có sử dụng chung BKT khi TCMT trong tháng qua có xu hướng giảm từ năm 2011 và 2012, năm 2013 có xu hướng tăng trở lại tuy nhiên đến năm 2014 giảm còn 15.3%. Mặc dù tỷ lệ dùng chung BKT khi TCMT trong tháng qua của đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhưng phần lớn các đối tượng chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng. Tỷ lệ đối tượng có quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 tăng trở lại vào năm 2013 và 2014. Đối với nhóm PNBD, số lần bán dâm nhiều nhất trong tháng của các đối tượng có xu hướng giảm dần rất đáng kể, trung bình số lần bán dâm trong ngày là từ 1 – 2 lần và nhiều nhất là 7 lần / ngày. Số năm bán dâm trung bình của đối tượng dao động từ 4 đến 6 năm. Tỷ lệ sử dụng BCS
trong lần QHTD gần đây nhất luôn chiếm tỷ lệ trên 90% và tỷ lệ luôn luôn sử dụng BCS trong tất cả các lần QHTD có xu hướng tăng. Tuy nhiên vẫn cịn khoảng 20% khơng sử dụng BCS khi QHTD [33].
Theo nghiên cứu “Hành vi nguy cơ lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV/AIDS trong nhóm MSM tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014” của Lê Quang Sơn, Thời gian các MSM có QHTD với bạn tình nam qua đường hậu mơn: 67,6% các đối tượng có QHTD với bạn tình là nam trong vịng 1 tháng qua, 30,2% có QHTD từ 1-6 tháng, cịn lại một tỷ lệ nhỏ đã có quan hệ tình dục lần gần nhất từ 6-12 tháng. Trung bình số lần các đối tượng QHTD trong 1 tháng qua là 7,54 lần, có đối tượng nhân có QHTD 30 lần/ tháng. Tỷ lệ MSM dùng bao cao su với bạn tình khi QHTD qua đường hậu môn trong lần gần nhất là 80%. Tần suất sử dụng bao cao trong 1 tháng của MSM khi QHTD qua đường hậu mơn với bạn tình nam có ½ đối tượng có sử dụng tất cả các lần QHTD, tỷ lệ không sử dụng thường xuyên bao cao su trong 1 tháng chiếm 50% (33% lúc sử dụng lúc khơng, đặc biệt vẫn cịn 17% không sử dụng bao cao su khi QHTD) là nguy cơ rất lớn trong lây có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính HIV trong nhóm MSM và lây cho bạn tình khác giới [34].