Xử lý nước thải qua đất bao gồm việc sử dụng cây cối, mặt đất và nền đất để xử lý nước thải. Ba phương pháp điển hình để xử lý nước thải qua đất được trình bày ở hình 8.5 là sự "tưới" nước, thấm nhanh qua đất, chảy tràn mặt đất. Các quá trình sử
dụng đất ngập nước, sử dụng lớp dưới mặt đất và trồng trọt dưới nước ít được áp dụng hơn trên quy mơ lớn.
Hình 8. 5. Các quá trình về xử lý bằng đất
Tưới nước
Tưới bằng nước thải, quá trình xử lý bằng đất được áp dụng phổ biến nhất hiện
nay, bao gồm việc tưới nước thải vào đất và để đáp ứng các yêu cầu sinh trưởng của cây cối. Dòng nước thải khi đi vào đất sẽ được xử lý bằng những q trình vật lý, hố học và sinh học. Dịng nước thải đó có thể dùng tưới cho các loại cây bằng cách phun mưa hoặc bằng các kỹ thuật tưới bề mặt như là làm ngập nước hay tưới theo rãnh, luống. Có thể tưới cho cây trồng với tốc độ tiêu thụ từ 2,5 - 7,5 cm / tuần.
Thấm nhanh vào đất
Theo phương pháp này, dòng nước thải được đưa vào đất với tốc độ lớn (10 - 210 cm / tuần) bằng cách rải đều trong các bồn chứa hoặc phun mưa. Việc xử lý xảy ra khi nước chảy qua nền đất (đất dưới mặt) ở những nơi mà nước ngầm có thể dùng để đảo ngược lại gradient thủy lực và bảo vệ nước ngầm hiện có ở những nơi chất lượng nước ngầm khơng đáp ứng với chất lượng mong đợi nước được phục hồi quay trở lại bằng cách dùng bơm để hút nước đi, hoặc là những đường tiêu nước dưới mặt đất, hoặc tiêu nước tự nhiên.
Hố xử lý
Trong phương pháp này, nước cần xử lý được cho chảy xuống hố hay rãnh đào. Từ hố hay rãnh này nước thấm vào đất và diễn ra quá trình làm sạch.
Phương pháp này chỉ dùng khi lưu lượng nước xử lý nhỏ và lớp đất phía dưới có
độ rỗng lớn. Đây là một phương pháp xử lý đơn giản, ít tốn kém trong đầu tư nhưng
cần thận trọng để tránh gây ô nhiễm nước ngầm.
Chảy tràn mặt đất
Chảy tràn mặt đất là quá trình xử lý chủ yếu bằng sinh học, trong đó nước thải
được đưa đến các tầng trên của các ruộng bậc thang và cho chảy tràn qua bề mặt trồng
trọt đến các hố thu gom nước. Sự phục hồi nước được thực hiện bằng các q trình vật lý, hố học và sinh học.
Dịng chảy tràn mặt đất có thể sử dụng hoặc như là quá trình xử lý thứ cấp, ở đó dịng thải đã nitrat hố có nồng độ BOD thấp. Ở những nơi không cho phép tháo nước
trên mặt đất nước thải có thể tuần hồn lại hoặc đưa vào đất trong những hệ thống tưới tiêu hay là hệ thống thấm nhanh.
Trong điều kiện diện tích đất cho phép có thể xử lý nước ô nhiễm hay nước thải bằng cách cho chảy tràn lên một vùng đất có độ dốc nhất định. Trên vùng đất này
(được gọi là bãi tưới) có thảm thực vật thích hợp.
Lớp nước thải chảy tràn có chiều dày, vận tốc và chiều dài (tới rãnh góp) được tính tốn sao cho ln giữ được điều kiện háo khí và có thời gian lưu trên bãi đủ để
cho quá trình xử lý thực hiện được thuận lợi và đạt tới mức cần thiết. Cơ chế loại chất ô nhiễm trong trường hợp xử lý này bao gồm: tác dụng lọc ở phần nước thấm xuống
đất, tác dụng phân huỷ sinh học xảy ra trên mặt bãi và trong lớp đất sát mặt và do quá
trình bốc hơi. Sản phẩm phân huỷ được bộ rễ thực vật hấp thụ. Nước sau khi chảy qua bãi được tập trung vào rãnh đào ở cuối bãi để dẫn đến kênh tiêu ra sông hay hồ.
Cũng như phương pháp dùng hố xừ lý, khi dùng phương pháp này cần chú ý đến chiều sâu nước ngầm để tránh làm ô nhiễm nước ngầm. Mặt khác, bãi tưới phải bố trí
ở xa vùng dân cư để tránh gây ơ nhiễm khơng khí vùng dân cư. Đất dùng để làm bãi
Chương 9
MỘT SỐ QUÁ TRÌNH XỬ LÍ NƯỚC THẢI