Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục trẻ các trường mầm non tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 89 - 90)

1.4.1 .Các yếu tố khách quan

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Từ lý luận quản lý hoạt động giáo dục trẻ của các trường MN và thực tiễn triển khai các giải pháp hoạt động giáo dục trẻ trong thực tế với những thành công và hạn chế, trong giới hạn cho phép, luận văn chỉ đi sâu vào một số vấn đề cụ thể hoàn thiện thêm các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa Phòng GD&ĐT với các trường MN nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong các trường MN hiện nay. Những giải pháp được đề xuất cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

Trong q trình quản lý hoạt động giáo dục phải được tiếp cận theo quan điểm hệ thống để đề xuất các giải pháp đảm bảo sự thống nhất. Các giải pháp phải gắn với chức năng quản lý, được tổ chức hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình giáo dục trẻ nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình này.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa nhằm giữ gìn và phát huy những ưu điểm và thành quả của quản lý hoạt động giáo dục trẻ đã đạt được. Các giải pháp phải căn cứ vào thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ của các trường, kế thừa các giải pháp đã được thực hiện nhưng có sự cải tiến cho phù hợp tình hình thực tế. Bên cạnh đó cũng chọn lọc được những kinh nghiệm quý báo của các cơng trình nghiên cứu khác để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, đây là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức về quản lý hoạt động giáo dục trẻ. Nguyên tắc này đòi hỏi

chúng ta phải thấy được vấn đề hiện tại của quản lý hoạt động giáo dục và phải đề xuất được các giải pháp mới để quản lý hoạt động giáo dục ngày một có hiệu quả hơn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên và hoạt động tích cực của các cháu. Giáo dục trẻ trong các trường MN địi hỏi Phịng GD&ĐT phải tìm ra các giải pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của các trường trên địa bàn huyện Chợ lách tỉnh Bến Tre, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ GD&ĐT. Các giải pháp cũng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày nay.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp quản lý phải phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng trẻ, đội ngũ giáo viên với tình hình thực tế của từng nhà trường và hướng tới giải quyết thành cơng các tình huống xảy ra trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục trẻ các trường mầm non tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)