Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục trẻ các trường mầm non tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 86 - 89)

1.4.1 .Các yếu tố khách quan

2.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân

Qua quá trình điều tra khảo sát và trao đổi với hiệu trưởng các trường, giáo viên xoay quanh vấn đề giải pháp quản lý chất lượng HĐGDtrẻ ở các trường MN tại huyện Chợ Lách, trong quá trình phát và thu phiếu điều tra chúng tôi khái quát được những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý.

Các CBQL của các trường nhận thức về quản lý hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới còn hạn chế, năng lực quản lý theo kế hoạch chưa cao. Hiệu trưởng của các trường chưa được cập nhật công tác quản lý thường xuyên, ít có điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản lý, chưa có các biện pháp hữu hiệu để quản lý hoạt động giáo dục. Một số hiệu trưởng còn hạn chế

Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên chưa đồng bộ về số lượng và chất lượng cũng làm ảnh hưởng đến HĐGD trẻ trong nhà trường.

Một số giáo viên chưa quan tâm thực sự trong việc đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay. Công tác bồi dưỡng giáo viên, thi đua khen thưởng chưa được tăng cường, chưa thực sự tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường. Các giải pháp quản lý chưa thực hiện đồng bộ, còn mang thủ tục hành chính. Về điều kiện CSVC, trang thiết bị, ĐDĐC, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục còn hạn chế.

Diện tích phịng học cịn chật so với số trẻ. Số trẻ q đơng, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn trong công tác giáo dục trẻ. Tỷ lệ giáo viên trên lớp chưa đủ, chế độ chăm lo cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng so với thời gian và cường độ lao động của giáo viên kéo dài ở trường, ít có cơ hội giao tiếp, cọ xát với mơi trường bên ngồi, từ đó chưa thúc đẩy tính chủ động sáng tạo của từng đơn vị trường.

Kết luận chương 2

Khảo sát thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường MN tại huyện Chợ Lách cho thấy: Ở chương 2, tác giả luận văn đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục các trường MN tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và thực trạng quản lý HĐGD các trường MN tại huyện Chợ Lách. Với kết quả nghiên cứu thấy được:

Thực trạng quản lý HĐGD các trường MN tại huyện Chợ Lách được các khách thể nghiên cứu đánh giá đã được thực hiện ở mức độ “Tốt”. Trong đó, một số nội dung quản lý được đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt” cao hơn các nội dung quản lý khác đó là: Quản lý nội dung, chương trình CSGD trẻ ở các trường MN tại huyện Chợ Lách; Quản lý HĐGD trên lớp của giáo viên các trường MN tại huyện Chợ Lách; Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường MN tại huyện Chợ Lách;. Điểm trung bình của các nội dung quản lý này đều = 3,8, đạt mức độ thực hiện “Tốt”. Bên cạnh đó, có 1 nội dung quản lý “Xây dựng kế hoạch GD ở các trường MN tại huyện Chợ Lách” mặc dù cũng được đa số khách thể nghiên cứu đánh giá đã thực hiện tốt, tuy nhiên nội dung này có ĐTB = 3,6 thấp nhất trong tất cả các nội dung quản lý mà đề tài tiến hành khảo sát và quản lý CSVC hỗ trợ hoạt động dạy học các trường MN tại huyện Chợ Lách cũng còn một số nội dung bất cập. Đây là điểm cần chú ý đối với chủ thể quản lý tại các trường MN tại huyện Chợ Lách.

Luận văn cũng phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐGD ở trường MN tại huyện Chợ Lách. Kết quả cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, tuy nhiên có một số yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác đó là: Điều kiện CSVC của nhà trường; Năng lực, trình độ nhận thức của GV; Trình độ, năng lực QL của Hiệu trưởng.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn này là cơ sở giúp tác giả luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể, chi tiết để quản lý HĐGD các trường MN huyện Chợ

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ CÁC TRƯỜNG MN TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục trẻ các trường mầm non tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)