của giáo dục thời kỳ này
HS hoạt động cặp đơi và hồn thành vào phiếu học tập
Thành tựu Tác dụng Hạn chế Văn Miếu- Quốc tử giám và bia tiến sĩ
c, Sản phẩm:
Thành tựu Tác dụng Hạn chế
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển.
- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.
- Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn.
- Thời Lê sơ, nhà nước quy định: cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn tiến sĩ.
+ Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ.
Đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí
Nội dung giáo dục chủ yếu thiên về thiên văn học, triết học, thần học, đạo đức, chính trị... (SGK là Tứ thư, ngũ kinh). Hầu như khơng có nội dung khoa học, kĩ thuật vì vậy khơng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
d, Cách thức thực hiện:
- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa vào SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của giáo viên
- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 - 3 phút - Bước 3: báo cáo, thảo luận
- Bước 4: kết luận, nhận định
Trong quá trình tìm hiểu thành tựu trên lĩnh vực giáo dục, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về di sản như câu hỏi đã đưa ra:
Văn Miếu và Quốc Tử Giám đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 Di tích quốc gia đặc biệt.Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070, dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu - đây là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Nay chỉ còn lại 82 tấm bia tiến sĩ. Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới vào ngày 9/3/2010. Sau Mộc bản Triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thế giới.
Việc lập Văn Miếu thể hiện sự quan tâm của nhà nước phong kiến đến giáo dục, tôn vinh nghề dạy học và dựng bia tiến sĩ có tác dụng khuyến khích học tập để đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước.
Hoạt động 3: Văn học a, Mục tiêu:
Những thành tựu của giáo dục thế kỉ X - XV
b, Nội dung:
GV giao nhiệm vụ cho HS, đọc thông tin phần II. SGK, thực hiện các nhiệm vụ: