Qua bài học, em có nhận xét gì về nền văn hóa nước ta thế kỉ X XV?

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức di sản trong dạy học bài 20 – lớp 10 chuẩn (Trang 31 - 32)

HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi

c, Sản phẩm:

- Văn hóa Đại Việt thế kỉ X - XV phát triển phong phú, đa dạng.

- Chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngồi song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian sâu sắc.

d, Cách thức thực hiện:

- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức đã học và đọc thêm để thảo luận theo yêu cầu của giáo viên

- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 - 3 phút - Bước 3: báo cáo, thảo luận

- Bước 4: kết luận, nhận định

3. Hoạt động luyện tập

a, Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hồn thiện kiến thức mới về những

thành tựu văn hóa nước ta trong các thế kỉ X - XV.

b, Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ

X đến thế kỉ XV là

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Đạo giáo.

Câu 2: Trong các TK X-XIV, xuất hiện hàng loạt những cơng trình nghệ thuật

kiến trúc liên quan đến Phật giáo là

A. Đền. B. Đạo, quán. C. Chùa, tháp. D.Văn miếu.

Câu 3: “Người thầy của muôn đời” là danh hiệu của ai trong lịch sử phong kiến

Việt Nam?

A. Trần Nguyên Đán. B. Chu Văn An. C. Khổng Tử. D. Nguyễn Trãi. Câu 4: Mục đích đầu tiên của việc dựng bia tiến sĩ là A. ghi nhớ những người đỗ đạt.

B. lưu truyền hậu thế.

C. khuyến khích học tập trong nhân dân. D. vinh danh những người đỗ đạt.

Câu 1: đáp án A Câu 2: đáp án C Câu 3: đáp án B Câu 4: đáp án D

d, Cách thức thực hiện:

- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa vào SGK, kiến thức đã học và đọc thêm để thảo luận theo yêu cầu của giáo viên

- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 - 3 phút - Bước 3: báo cáo, thảo luận

- Bước 4: kết luận, nhận định

4. Hoạt động vận dụng:

a, Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải

quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

Từ những thành tựu văn hóa của Đại Việt thế kỉ X - XV, HS rút ra bài học về việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

b, Nội dung:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Từ những thành tựu văn hóa của Đại Việt thế kỉ X - XV, em rút ra bài học như thế nào về việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay?

c, Sản phẩm:

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống cịn của mỗi quốc gia. Trước xu thế tồn cầu hóa của thế giới hiện nay, khơng một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập đó, nếu khơng có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. Do đó, để mở rộng giao lưu, hội nhập mà khơng đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải bảo vệ văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng.

d, Cách thức thực hiện:

- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa vào SGK, kiến thức đã học và đọc thêm để trả lời câu hỏi

- Bước 2: thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà - Bước 3: báo cáo, thảo luận (ở tiết học sau)

- Bước 4: kết luận, nhận định

(GV yêu cầu HS tìm hiểu tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII và tình hình văn hóa, giáo dục dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX để chuẩn bị cho tiết học sau)

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số phương pháp dạy học tích cực để khai thác kiến thức di sản trong dạy học bài 20 – lớp 10 chuẩn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)