2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong quá trình triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động BIDV Hai Bà Trung đã thu đuợc những kết quả sau:
+ Thứ nhất về quy trình, quy định: Do BIDV thuờng xuyên chỉnh sửa quy trình, ban hành các quy định mới phù hợp với tình hình thực tế do đó Chi nhánh đã có điều kiện áp dụng các quy định mới để nâng cao chất luợng quản lý rủi ro hoạt động, mơ hình quản lý rủi ro hoạt động tại Chi nhánh theo huớng dẫn của Ngân hàng TMCP đầu tu và phát triển Việt Nam đã đi vào hoạt động, đem lại
những kết quả nhất định trong công tác quản trị rủi ro hoạt động.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện đuợc theo chuơng trình và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, sự cố diễn ra trong quá trình hoạt động của Chi nhánh. Hoạt động này đuợc tiến hành có chất luợng, kịp thời và tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Chi nhánh và Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam.
Triển khai văn bản của Trung uơng, tại BIDV Hai Bà Trung đã áp dụng cơ chế xử lý trách nhiệm trong quá trình hoạt động đối với cá nhân và tập thể để làm rõ trách nhiệm của các bên khi để xảy ra sai sót, sự cố rủi ro đồng thời có bù đắp căn cứ trên mức độ gây ra lỗi/sai sót/ sự cố. Cơ chế xử lý trách nhiệm đuợc áp dụng cho từng mặt nghiệp vụ, từng giai đoạn trong quá trình hoạt động không chỉ giúp giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động mà còn giúp Chi nhánh nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng, nâng cao hình ảnh và vị thế của Chi nhánh trên địa bàn hoạt động và trong hệ thống, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh và đem lại lợi nhuận mong đợi qua những năm qua. Cơ chế xử lý trách nhiệm đã phát huy đuợc tác dụng không chỉ răn đe, bù đắp thiệt hại mà còn là căn cứ để phòng ngừa rủi ro.
+ Thứ hai về công tác cán bộ, đào tạo.
Chi nhánh đã bố trí cán bộ tham gia đầy đủ và đúng đối tuợng với các chuơng trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ do BIDV tổ chức về đào tạo Quản trị rủi ro cơ bản và quản trị rủi ro nâng cao, đào tạo đội ngũ bán lẻ sản phẩm, đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ.
Triển khai và tham gia đầy đủ chuơng trình kiểm tra trực tuyến do BIDV tổ chức đối với các giao dịch viên, cán bộ quản lý khách hàng, kiểm soát viên thanh toán quốc tế để nâng cao trình độ của cán bộ, nâng cao trình độ tự kiểm tra, phát hiện sớm và phòng ngừa rủi ro.
Chi nhánh cũng thuờng xuyên tổ chức các chuơng trình tự đào tạo, trao đổi tại Chi nhánh để có thể nâng cao trình độ cán bộ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ
và kiến thức xã hội để mỗi cán bộ tại Chi nhánh có thể đáp ứng tốt yêu cầu của công việc, hạn chế những lỗi, sai sót trong q trình hoạt động.
Giáo dục, tuyên truyền để nâng cao phẩm chất của nguời cán bộ ngân hàng, giảm thiểu đến mức có thể nhung sai sót, lỗi phát sinh do các gian lận trong nội bộ Chi nhánh. Có chế độ khen thuởng kịp thời đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc, đột xuất. Phát động các phong trào thi đua lao động tạo sự hang say trong cơng việc để có thu nhập chính đáng, tuơng xứng với công sức nguời lao động đã bỏ ra trong kết quả của Chi nhánh.
+ Thứ ba vềquản lý công nghệ thông tin.
Hiện nay trong toàn hệ thống BIDV nói chung và BIDV- Hai Bà Trung nói riêng đều đuợc trang bị lắp đặt camera tại các bộ phận giao dịch, phòng nghiệp vụ, các điểm đặt ATM. Việc hỗ trợ cho việc đảm bảo an toàn và giảm thiểu gian lận nội bộ cũng nhu tấn cơng từ bên ngồi vào bộ phận kinh doanh trực tiếp tại ngân hàng.
BIDV- Hai Bà Trung tuân thủ theo huớng dẫn của BIDV đã quản lý việc thực hiện hạn mức giao dịch thông qua cài đặt hạn mức trên hệ thống máy tính. Do đó đã hỗ trợ tối đa trong việc kiểm soát giao dịch tiền mặt đối với từng giao dịch khác nhau, đồng thời qua đó phân loại, đánh giá năng lực của từng cán bộ giao dịch, kiểm sốt viên và lãnh đạo phịng/ bộ phận giao dịch.
Chuơng trình quản lý dữ liệu rủi ro hoạt động đã đuợc BIDV xây dựng và đua vào triển khai tại các Chi nhánh nên đã giúp Chi nhánh Hai Bà Trung trong việc tổng hợp, đánh giá các dấu hiệu nhận biết rủi ro hiệu quả, từ đó đua ra biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách kịp thời và hiệu quả.
+ Thứ tư về mơ hình tổ chức, phân cơng trách nhiệm
Thực hiện chủ truơng của BIDV về mơ hình tổ chức, bộ phận quản trị rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng đã đuợc tách bạch nhau, trong đó quản trị rủi ro hoạt động đuợc hoạt động độc lập và có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình. Bộ phận quản trị rủi ro hoạt động cũng đuợc phân công trách nhiệm rõ tại Hội sở chính và các đơn vị thành viên. Từ đó hiệu quả của việc công tác quản lý
rủi ro hoạt động được nâng cao.
Việc triển khai mơ hình giao dịch một cửa tại BIDV cũng tạo điều kiện để việc kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro được tốt hơn, tránh được gian lận nội bộ do phải luân chuyển chứng từ qua tay nhiều cán bộ ngân hàng hoặc tránh gian lận từ phía khách hàng.
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hai Bà Trưng
BIDV cũng như các NHTM khác ở Việt Nam chỉ tập trung nhiều vào công tác kinh doanh đặc biệt là cơng tác tín dụng mà chưa quan tâm đến công tác quản trị rủi ro. Đến những năm gần đây, kể từ năm 2004 với xu thế hội nhập quốc tế và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến cho các
NHTM Việt Nam mới bắt đầu quan tâm đến công tác quản trị rủi ro. Riêng rủi ro hoạt động là loại rủi ro mới nhất cho nên đến thời điểm này công tác quản trị rủi ro hoạt động mới đang ở bước khởi động. Do đó cịn rất nhiều hạn chế trong công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Chi nhánh. Những hạn chế đó là:
Thứ nhất về quy trình, quy định
Do BIDV chưa ban hành được phương pháp đo lường khối lượng công việc một cách cụ thể, mà chủ yếu là đánh giá ngày công làm việc và đánh giá định tính về mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn để phân phối thu nhập và cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến,
Các sản phẩm mới được đưa vào thực tế ngày càng nhiều, nên có những rủi ro mới chưa gặp xuất hiện trong quá trình hoạt động nhưng hiện BIDV chưa đề ra được phương pháp nhận biết và đo lường các dấu hiệu rủi ro mới này. Vì vậy chi nhánh cịn gặp lúng túng trong q trình thực hiện.
Thứ hai về hệ thống các công cụ quản lý rủi ro hoạt động chưa được cập nhật thường xuyên.
thay đổi, biến hình để né tránh các biện pháp kiểm sốt, tuy nhiên những cơng cụ quản lý rủi ro hoạt động chưa đủ linh hoạt để bắt kịp những thay đổi nói trên, do vậy đây cũng nên là một điểm cần được xem xét cải tiến.
Thứ ba về tổ chức, phân công trách nhiệm đối với nhân sự trong hoạt động quản lý rủi ro hoạt động:
Đội ngũ cán bộ làm công tá quản lý rủi ro hoạt động còn mỏng(04 cán bộ và 01 lãnh đạo phụ trách công tác rủi ro hoạt động trong hoạt động của 20 phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh). Trình độ cán bộ cịn có hạn chế về năng lực và thâm niên công tác do đó kinh nghiệm quản lý rủi ro hoạt động chưa nhiều và nhạy bén trong quá trình xử lý tình huống phát sinh.
Hiện tại chương trình đào tạo cán bộ quản lý rủi ro hoạt động thực hiện theo chương trình của BIDV trên cơ sở tập hợp các tình huống rủi ro phát sinh tại các đơn vị thành viên, chưa có chương trình đào tạo chính thống để đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý rủi ro hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp. Đo đó mà cán bộ chưa nhận thức được trách nhiệm của quản trị rủi ro hoạt động, còn có tâm lý chủ quan, nể nang, chưa sâu sát trong công việc nên cịn để sót những dấu hiệu rủi ro mới. Cán bộ quản trị rủi ro hoạt động còn nhận thức chưa đúng về vai trị, vị trí của mình trong mơ hình mới, chưa phát huy được khả năng phát hiện kịp thời các rủi ro đồng thời đưa ra biện pháp phù hợp để xử lý tình huống phát sinh.
Thứ tư về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin phục vụ công tác quản trị rủi ro hoạt động cũng cịn những bất cập, dung lượng đường truyền thấp do đó việc truy cập vào chương trình quản trị dữ liệu rủi ro hoạt động chậm và hay bị lỗi, chưa cung cấp số liệu kịp thời. Thêm vào đó, khi Hội sở chính thay đổi bộ dữ liệu dấu hiệu rủi ro hoạt động nên Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá, so sánh với kỳ trước.Hơn nữa, công nghệ của BIDV hầu hết đều là công nghệ nhập khẩu từ nước ngồi, dẫn đến tình trạng lệ thuộc và hạn chế khả năng cải tiến, mở rộng. Chưa có hệ thống tổng
hợp phân tích những rủi ro tổn thất xảy ra đối với hệ thống công nghệ thơng tin, chưa có quy định hay quy trình xử lý đối với sự cố bất ngờ xảy ra.
Thứ năm, về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hoạt động của một số
phòng Ban kiểm tra, kiểm soát cịn mang tính cục bộ, địa phương, còn nể nang né tránh, không báo cáo đầy đủ về trụ sở.
Một số phòng còn thiếu cán bộ, trình độ năng lực chưa theo kịp trong tình hình mới, chưa nắm bắt đánh giá thực chất diễn biến hoạt động kinh doanh chi nhánh, chưa phát hiện báo cáo kịp thời các sai sót, vi phạm nhất là các sai phạm mang tính cảnh báo.
Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của Chi nhánh chưa kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của ngân hàng mà hầu như chỉ quan tâm đến cơng tác tín dụng và kế toán. Do vậy, kiểm tra khơng có tính bao qt và hiệu quả chưa cao.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Sở dĩ có một số tồn tại trên trong công tác quản trị rủi ro hoạt động tại BIDV- Hai Bà Trưng là do có những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, về cơ chế, chính sách
Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa có quy định bắt buộc các NHTM thực hiện công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro hoạt động nói riêng, do vậy, mỗi ngân hàng sẽ tự tổ chức hoạt động quản trị rủi ro cho bản thân ngân hàng và việc thực hiện quản trị rủi ro dựa vào các tài liệu nước ngồi, thơng qua tư vấn nước ngoài để tư vấn về đào tạo, về xây dựng khung pháp lý, chuyển giao chương trình phần mềm nên rất phụ thuộc vào đối tác, tốn kém chi phí và khó chủ động được cơng việc. Chưa có quy định của Bộ tài chính/NHNN quy định vê việc trích lập dự phòng rủi ro cho rủi ro hoạt động nên các ngân hàng không được phép trích lập. Các chính sách, quy định chưa phù hợp, chồng chéo, thiếu hướng xử lý các trường hợp sự cố rủi ro. Các công cụ đo lường rủi ro hoạt động cịn chưa được hồn thiện.
Thứ hai, về chế độ, công tác đào tạo cán bộ:
Công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực. Chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý rủi ro hoạt động và cá ch thức tiếp cận hiện đại đối với quản lý rủi ro hoạt động. Chưa xây dựng chiến lược đào tạo kết hợp với chiến lược sử dụng, bố trí luân chuyển cán bộ.
vẫn còn hiện tượng cán bộ không chấp hành đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ hoặc lợi dụng sơ hở trong quá trình kiểm sốt, quy trình nghiệp vụ để trục lợi, gian lận, mưu lợi cá nhân. Tuy nhiên số lượng này cịn ít và chưa gây ra tổn thất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ ba, về công tác kiểm tra, kiểm soát
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chưa phát huy tốt hiệu quả, chưa thể hiện được vai trị phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro. Cơng tác kiểm toán chưa đạt yêu cầu.
Đội ngũ làm công tác quản lý rủi ro nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung ít được đào tạo về rủi ro hoạt động cho nên việc triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động cịn khó khăn.
Nhân viên, cán bộ làm công tác quản lý rủi ro chưa thường xuyên trau dồi kiến chuyên môn nghiệp vụ. Phương pháp kiểm tra chưa phù hợp, chủ yếu vẫn là phát hiện các sai sót, đối chiếu với quyết định; Chưa nhận dạng đánh giá được mức độ rủi ro để báo cáo, chưa chỉ ra các sai sót, vi phạm cần báo cáo.
Thứ tư về công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin, trình độ cơng nghệ cịn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế.Cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn ở mức thấp, chi phí cao dẫn đến hạn chế tốc độ hóa và số hóa trong giao dịch ngân hàng, chưa hỗ trợ được công tác quản trị điều hành. Bên cạnh đó, số lượng các công ty cung cấp giải pháp, phần mềm phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ chương trình tác nghiệp đến hệ thống giải pháp quản lý tại Việt Nam chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu về công
nghệ của các NHTM. Phần lớn các giải pháp công nghệ trong ngân hàng hiện nay phải nhập từ nước ngồi, dẫn đến tình trạng lệ thuộc và hạn chế khả năng cải tiến mở rộng.
Thiết kế hệ thống công nghệ thông tin chưa an tồn, tình trạng sử dụng user, mật khẩu chưa đúng quy định; việc quản lý và sử dụng máy tính, email và các chương trình ứng dụng chưa được thực hiện nghiêm túc theo nguyên tăc bảo mật của Hội sở chính cịn phổ biến.
Diễn biến tình hình tội phạm hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp, tần suất xuất hiện của gian lận từ bên ngoài ngày càng gia tăng, ý thức hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng chưa cao, đôi khi khách hàng có những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng như phản ánh sai sự thật về tình huống phát sinh, chửi bới cán bộ ngân hàng, gian lận trong quá trình thu chi tiền mặt....
2.3.4. Các biện pháp đã áp dụng
Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, trên cơ sở những văn bản hướng dẫn của Hội sở chính, bộ phận rủi ro hoạt động tại Chi nhánh đã đề xuất và thực hiện một số biện pháp để nâng cao chất lượng rủi ro hoạt động tại Chi nhánh như sau:
-Tăng cường việc giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên nhắc nhở kiểm soát viên, cán bộ Chi nhánh thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định
- Thường xuyên quán triệt các Trưởng phòng, bộ phận tại trụ sở chi nhánh, giám đốc các phòng giao dịch, trong các buổi họp giao ban tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao, năng lực cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Thường xuyên thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các phòng, Phòng giao dịch trong chi nhánh.