Chính từ tầm quan trọng của quản lý TTĐN nên từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về quản lý TTĐN. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu nêu trên được nghiên cứu trên phạm vi, quy mô, đối tượng, thời gian, không gian, địa bàn khác nhau như:
Luậnvăn thạc sỹ “công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới” của học viên Nguyễn Quỳnh Hương, năm 2009; luận văn thạc sỹ “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” của học viên Nguyễn Thị Mai Hoa, năm
2012; luận văn thạc sỹ “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài – Thực trạng và giải pháp” của học viên Trần Thị Thanh Hương, năm 2011. Ngồi ra, cịn tham khảo nhiều tham luận tại các Hội nghị trong và ngoài nước liên quan đến cơng tác đối ngoại.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học này đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề quản lý thông tin đối ngoại tại một số địa phương. Do mục đích và yêu cầu khác nhau mà các nghiên cứu trên chỉ phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp cho từng địa phương cụ thể, khơng thể áp dụng giải pháp đó cho địa phương khác.
Đến thời điểm hiện tại trênđịa bàn tỉnh Lạng Sơnchưa có một cơng trình, đề tài khoa học nào nghiên cứu về lĩnh vực quản lý thơng tin đối ngoại. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là cần thiết để đưa ra được những giải pháp nhằm quản lý thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnhlà cần thiết và phù hợp với thực tiễn.
Luận văn được học viên kế thừa các nội dung lý luận về cơng tác quản lý thơng tin nói chung và quản lý thông tin đối ngoại nói riêng đã được các học viên khác hệ thống hóa. Trên cơ sở đó, phát triển các nội dung cụ thể khác trong công tác quản lý thông tin đối ngoại, đồng thời vận dụng các cơ sở lý luận vào thực tiễn hiện nay trên địa bàn để thấy được:
- Thực trạng công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây như thế nào? Tầm quan trọng của công tác quản lý thông tin đối ngoại trong thời đại ngày nay như thế nào? Những kết quả đã làm được và những hạn chế còn tồn tại trên địa bàn tỉnh?
- Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thơng tin đối ngoại của Sở Ngoại vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Kết luận chương 1
Hiện nay, cơng tác đối ngoại ngày càng khẳng định vai trị cần thiết trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo về tổ quốc. Ngoại giao là con đường duy nhất để tiến tới hội nhập hóa tồn cầu, với xu thế phát triển chóng mặt ngày nay Việt Nam ngày càng chủ động tham gia vào các tổ chức trong Khu vực và Thế giới, tuy nhiên mọi hoạt động đều phải tuân thủ theo Pháp luật, Hiến pháp của mỗi quốc gia, điều đó càng khẳng định vai trị của thơng tin đối ngoại, quản lý tốt các thơng tin đểmang hình ảnh và chủ trương của Đảng và Nhà nướcViệt Nam tới bạn bè thế giới và ngược lại. Trong xu thế đó, tỉnh Lạng Sơn những năm qua đã tích cực chủ động hội nhập, hợp tác phát triển với các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã đạt được những kết quả, thỏa thuận cụ thể đó là nỗ lực của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương, sự ủng hộ của nhân dân các nước, tuy nhiên cũng cịn nhiều khó khăn tiềm ẩn của các thế lực thù địch, tội phạm khu vực biên giới... Nhận ra vai trị của Cơng tác Quản lý TTĐN những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thông tin đối ngoại, xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung từ các cấp tỉnh, thành phố và 11 huyện thị, đảm bảo cho nhân dân phát triển kinh tế, bảo đảm hịa bình biên giới giữa Lạng Sơn, Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Những kết quả trên có cơ sở nêu lên một cách nhìn mới về quản lý TTĐN trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong đó, Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn là cơ quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đên đối ngoại của tỉnh, với công tác quản lý TTĐN là một nhiệm vụ cần thiết để đánh giá được về thực trạng của quản lýTTĐN những năm qua. Đó là nội dung chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ LẠNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH