Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2017
2.3.1 Kết quả đạt được
Tỉnh Lạng Sơn đã chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động TTĐN, chú trọng lồng ghép với hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, chủ quyền biên giới; thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cơng tác đối ngoại nói chung và TTĐN nói riêng.
Cơng tác quản lý nhà nước về TTĐN đã được các cơ quan, đơn vị cấp sở, ngành, huyện, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế, quảng bá hình ảnh của tỉnh ra bên ngồi, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, đưa kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển ổn định, bền vững.
Thực hiện Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động TTĐN; Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Hướng dẫn quản lý hoạt động TTĐN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành về hoạt động TTĐN.
- Sở Ngoại vụ: Tham mưu tổ chức chương trình hoạt động đối ngoại của tỉnh năm 2016, lồng ghép hiệu quả việc xây dựng phát hành tài liệu, ấn phẩm TTĐN, cụ thể: + Cử40 đoàn, 609 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập, tham dự các hoạt động trao đổi hội đàm, hội nghị, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo bồi dưỡng tại 13 quốc gia/vùng lãnh thổ; các cơ quan của tỉnh đã tổ chức đón tiếp, làm việc với 52 đoàn, 414 lượt người đến từ 17 quốc gia/vùng lãnh thổ.
+ Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức 05 hội nghị, hội thảo quốc tế, gồm: 02 Hội nghị xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngồi vào tỉnh Lạng Sơn; Hội thảo
“Nâng cao hiệu quả cơng tác phi chính phủ nước ngồi tại tỉnh Lạng Sơn” cho đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện và thành phố Lạng Sơn (PACCOM đồng chủ trì và phối hợp tổ chức); Hội nghị xúc tiến xuất khẩu Vải thiều năm 2016 tại tỉnh Lạng Sơn (UBND tỉnh phối hợp với UBND hai tỉnh Bắc Giang, Hải Dương tổ chức); Hội nghị “Xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - quảNa Chi Lăng năm 2016”. Hội nghị kết nối thương nhân xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức). Các hội nghị, hội thảo đều được tổ chức thành công, với sự tham dự của hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế, tạo kênh thơng tin đối ngoại quan trọng góp phần tuyên truyền, quảng bá về tỉnh tới bạn bè quốc tế.
+ Phối hợp với Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụcông tác đối ngoại cho cán bộlàm công tác đối ngoại của tỉnh năm 2016 với nội dung: Tuyên truyền, cập nhật kiến thức và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng ASEAN, hướng dẫn về Văn hóa giao tiếp đối ngoại và soạn thảo thư tín đối ngoại; tổ chức Hội nghị xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngồi và kỹnăng vận động viện trợ phi chính phủnước ngồi.
+ Tiếp đón, hướng dẫn 04 đồn phóng viên quốc tế (NHK - Nhật Bản; Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc;Mạng Hoàn Cầu - Trung Quốc; Hãng sản xuất chương trình truyền
hình BKB - Maylaysia) đến ghi hình, quảng bá về hoạt động thơng thương, buôn bán, du lịch, sản phẩm nơng sản của tỉnh. Qua theo dõi, các đồn phóng viên nước ngồi đều tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trong quá trình hoạt động báo chí tại tỉnh.
+ Cung cấp thơng tin qua Trang tin điện tử của Sở Ngoại vụ, phát hành 04 số Bản tin đối ngoại Lạng Sơn với 2.400 cuốn. Biên soạn và phát hành tài liệu quảng bá về tỉnh Lạng Sơn bằng năm thứ tiếng: Anh, Trung, Nhật, Hàn, Pháp; xây dựng phim tài liệu về công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngồisong ngữ Việt - Anh.
Ban Chỉ đạo TTĐN của tỉnh đã được kiện tồn, cơng tác TTĐN đã được các các cấp, ngành, đồn thể, của tỉnh chủ động tích cực triển khai có hiệu quả.
Cơng tác quản lý nhà nước, tổ chức thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và của tỉnh Lạng Sơn, tun truyền về tình đồn kết hữu nghị truyền thống lâu đời của hai dân tộc, nhân dân hai bên biên giới Việt - Trung đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, kịp thời thông tin đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh về tình hình thế giới, khu vực và những vấn đề liên quan, nhằm kịp thời định hướng dư luận, thống nhất nhận thức và hành động, khơng để các phần tử xấu lợi dụng kích động, phá hoại tình đồn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung và nhân dân hai bên biên giới nói riêng.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế:
- Nhận thức về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước trong công tác thơng tin đối ngoại cịn nhiều hạn chế. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, yếu tố dân tộc, tơn giáo và tình hình hoạt động của các loại tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép, bn lậu ở khu vực biên giới cịn tiềm ẩn nhiều phức tạp... Nhận thức về công tác TTĐN ở một số cấp, ngành, trong một bộ phận nhân dân cịn chưa đầy đủ, cơng tác quản lý và thực hiện còn lúng túng tại cơ sở. Việc cập nhật thơng tin, tình hình trên thế giới, trong khu vực cịn chưa được thường xuyên. - Nội dung, hình thức và phương thức quản lý thơng tin đối ngoại cần được đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập. Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành còn bất cập, bị động, thiếu nhanh nhạy.
- Cơ chế tổ chức, phối hợp trong công tác quản lý thông tin đối ngoại chưa được gắn kết. Nội dung thông tin chưa phong phú, kịp thời, thiếu chiều sâu, thiếu sức thuyết phục.Lực lượng cán bộ, công chức làm công tác TTĐN chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng thường xuyên.
- Công tác tuyên truyền, vận động và đấu tranh với các thế lực thù địch chưa quyết liệt. Đội ngũ cán bộ thơng tin đối ngoại cịn thiếu.Tài liệu phục vụ cơng tác TTĐN ít, chưa kịp thời, chưa đảm bảo tính thời sự; trang bị phục vụ cho hoạt động thơng tin, tun truyền về TTĐN cịn hạn chế.
- Cơng tác đào tạo, chính sách đối với đội ngũ làm công tác quản lý thông tin đối ngoạibất cập. Lực lượng thơng tin đối ngoại cịn dàn trải, chưa có chủ lực mạnh.
- Đầu tư tài chính và cơ sở vật chất cho các hoạt động thơng tin đối ngoại cịn hạn chế. Công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng của tỉnh chưa có nhiều đột phá, chưa kịp thời nên việc vận động thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kinh tế cửa khẩu chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thực tế.
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế
- Nhận thức về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ và sâu sắc.
- Công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại chưa được chú trọng đúng mức, nhất là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ.
- Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thông tin đối ngoại đơi lúc cịn bị động, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp.
- Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cịn hạn chế, dàn trải. - Những khó khăn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Các thế lực cơ hội, thù địch ở trong và ngoài nước chống phá quyết liệt với những thủ đoạn ngày càng tinh
Kết luận chương 2
Nhìn chung cơng tác đối ngoại của Sở Ngoại vụ Lạng Sơn trong những năm qua trên địa bàn tỉnh ngày càng phát huy được vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Là cơ quan trực tiếp quản lý các hoạt động đối ngoại đã triển khai và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên tình hình xã hội, chính trị trong khu vực ln ln biến đổi khơng ngững địi hỏi các cơ quan, đơn vị, cán bộ làm công tác đối ngoại phải thật nhạy bén, sáng tạo, đáp ứng được với điều kiện yêu cầu cấp thiết, để làm được điều đó phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phải có kế hoạch đào tạo cán bộ, đặt đúng vị trí về u cầu quản lý thơng tin đối ngoại, phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc gia, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, kết hợp ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để làm tốt công tác quản lý TTĐN. Để làm tốt điều đó cần có những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mà tác giả sẽ đề cập tại chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ NGOẠI VỤ LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI.