Nâng cao nhận thức về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của sở ngoại vụ trên địa 2 bàn tỉnh lạng sơn (Trang 78)

3.2 Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoạ

3.2.1 Nâng cao nhận thức về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước trong công

tác thông tin đối ngoại

Cùng với những yêu cầu của tình hình mới, ngày 7/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (Nghị định 72/2015/NĐ-CP) nhằm nâng tầm và hoàn thiện hành lang pháp lý, làm căn cứ để các bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện công tác thông tin đối ngoại và quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại. Nghị định 72/2015/NĐ-CP gồm 4 chương, 26 điều, là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực thơng tin đối ngoại tính đến thời điểm này. So với Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại được ban hành kèm theo Quyết định 79/2010/QĐ-TTg, Nghị định có một số điểm mới như: Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chủ lực triển khai hoạt động thông tin đối ngoại (Chương III); Quy định đầy đủ những nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trong thời gian gần đây (Điều 3); Đảm bảo kinh phí cho hoạt động thơng tin đối ngoại từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác (Điều 5); Quy định các hoạt động thông tin đối ngoại cơ bản để các bộ, ngành, địa phương; các lực lượng thông tin đối ngoại cần tập trung thực hiện trong giai đoạn hiện nay (Chương II); Tăng cường cung cấp thơng tin giải thích, làm rõ (Điều 10). Coi đây là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và các cơquan liên quan trong việc bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.

Theo quy định của Nghị định này, hoạt động thông tin đối ngoạiphải tuân thủ các nguyên tắc sau: (i) tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; (ii) bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, uy tín, hình ảnh, quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của Việt Nam; bảo vệ bí mật nhà nước; (iii) khơng kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết tồn dân; khơng kích động bạo lực, tun truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; (iii) bảo đảm thơng tin chính xác, kịp thời theo đúng định hướng thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cũng như các chương trình, kế hoạch thơng tin đối ngoại đã được phê duyệt; không

đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Nghị định cịn quy định cụ thể các hình thức thực hiện thơng tin đối ngoại. Theo đó, thơng tin đối ngoại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung thông tin đối ngoại, chẳng hạn như:

Thơng tin quảng bá hình ảnh Việt Nam được cung cấp qua các hình thức sau đây: xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và nước ngồi; các sản phẩm báo chí của phương tiện thơng tin đại chúng; các sự kiện do Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngồi tổ chức; các sản phẩm của các cơ quan thơng tấn, báo chí, cơng ty truyền thơng nước ngồi; hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân[2].

Thơng tin tình hình thế giới vào Việt Nam được cung cấp bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện bằng các hình thức sau đây: qua người phát ngôn; đăng tải qua cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử; tại các cuộc họp báo định kỳ và giao ban báo chí; qua các phương tiện thơng tin đại chúng[3]

.

Trách nhiệm quản lý hoạt động thông tin đối ngoại được quy định khá rõ trong Nghị định 72/2015/NĐ-CP. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại. Bộ Thơng tin và Truyền thơng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, các cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước về thơng tin đối ngoại. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh liên quan triển khai hoạt động thơng tin đối ngoại ở nước ngồi. Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại ở địa phương. Nghị định cũng đề cập cụ thể đến trách nhiệm của Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, cũng như xác định trách nhiệm chung của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong công tác thơng tin đối ngoại.

Ngồi ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các hoạt động thơng tin đối ngoại, Nghị định cịn quy định chi tiết một số hoạt động thông tin đối ngoại như xuất bản phẩm thông tin đối ngoại, các sự kiện tổ chức ở nước ngoài, hoạt động hỗ trợ,

hợp tác với các cơ quan thơng tấn, báo chí, cơng ty truyền thơng, phóng viên nước ngồi để quảng bá Việt Nam tại nước ngoài; đồng thời xác định trách nhiệm của một số lực lượng thông tin đối ngoại đặc thù như cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngồi. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan của Chính Phủ đã nỗ lực triển khai thực hiện và nâng cao hiệu qủa thực hiện công tác thơng tin đối ngoại. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 368/QĐ- TTg, ngày 28/2/2013 phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về thơng tin đối ngoại giai đoạn 2013 – 2020, Quyết định số 587/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/5/2015 ban hành Kế hoạch thơng tin đối ngoại của Chính phủ giai đoạn 2015 - 2017. Trên cơ sở những chủ trương, chính sách đó, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại với nội dung, hình thức phong phú và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Dựa trên những cơ sở đó, để tiếp tực triển khai hiệu quả các nhiệm vụ thông tin đối ngoại quán triệt đường lối, quan điểm, chính sách đối ngoại của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Các Sở, Ban ngành có chức năng liên quan cần có sự thống nhất, kết hợp chặt chẽ về chức năng quản lý và triển khai kế hoạch công tác thông tin đối ngoại, từ cấp tỉnh, thành phố tới các huyện thị trên địa bàn. Đặc biệt là các địaphương vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Các đơn vị tại địa phương phải có trách nhiệm báo cáo tình hình xã hội trên địa bàn tới các cấp liên quan để có những phương án, điều chỉnh phù hợp với địa phương,ví dụ như địa bàn người dân tộc đơi khi văn hóa lãng xã,văn hóa dân tộc có ảnh hưởng lớn trong đời sống và tinh thần của họ.

Hồn thiện cơng tác tổ chức, cơ chế chỉ đạo, phối hợp từ Trung ương tới địa phương; chú trọng nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại các tỉnh, thành phố; các cơ quan báo chí và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.Lạng Sơn là tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc thường xuyên có những hoạt động giao thương qua cửa khẩu vì vậy vai trị của Ban chỉ đạo cơng tác thơng tin phải chiếm vị trí hàng đầu trong việc quản lý thơng tin đối ngoại, đảm bảo được thông tin ổn định, kịp thời, hạn chế các tinh xấu, sai lệch ảnh hưởng tới quan hệ hai nước, hịa bình biên giới. Ban chỉ đạo của tỉnh phải có thành viên là lãnh đạo ít nhất từ cấp phịng của Sở Ngoại vụ

để nắm thông tin và phát huy chức năng quản lý thơng tin đối ngoại của tỉnh. Ngồi ra, ở các địa phương cấp huyện, thị cũng cần phải có những cơng tác viên hoặc cán bộ tại các UBND huyện, xã phụ trách về công tác đối ngoại của địa phương để kịp thời thơng báo tình hình xã hội khi cần thiết.

Đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương thức tun truyền; tăng cường thơng tin bằng tiếng nước ngồi theo phương châm "Chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng". Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hình thức tuyêntruyền qua truyền hình, Báo chí, tờ rơi, tài liệu DVD, tạp chí đối ngoại... bằng nhiều thức tiếng như song ngữ: Việt – Trung, Việt – Anh, Việt – Hàn, Việt – Nhật, Việt – Pháp. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu phát triển thông tin bằng ngôn ngữ Dân tộc địa phương, vừa có vai trị tun truyền, vừa có vai trị giữ gìn và phát huy văn hóa vùng miền. Đẩy mạnh tuyên truyền ra thế giới, kiều bào ta ở nước ngồi về đường lối, quan điểm, chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam được nêu trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Tuyên truyền các sự kiện trọng đại của đất nước; quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng; lập trường, quan điểm chính nghĩa của Việt Nam về lãnh thổ, bảo vệ độc lập chủ quyền, về vấn đề Biển Đông; nâng cao một bước hiệu quả cơng tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam, quảng bá phải góp phần thúc đẩy đầu tư, du lịch và tăng sức lan tỏa hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Tăng cường tuyên truyền về hội nhập quốc tế, cung cấp kịp thời thông tin cho các địa phương, doanh nghiệp về thuận lợi và thách thức của việc tham gia Cộng đồng ASEAN, các hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tăng cường nắm bắt tình hình, nâng cao chất lượng cơng tác dự báo, hiệu quả công tác đấu tranh phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, nhất là trong vấn đề biên giới, biển, đảo, dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những vấn đề quan trọng khác.

Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng, xây dựng tài liệu, cung cấp kiến thức về thông tin, tuyên truyền đối ngoại cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên trách thông tin đối ngoại của các ban, bộ, ngành, cơ

quan báo chí... Tập trung vào những vấn đề thiết thực, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau.

Phát huy tốt hơn nữa vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan thơng tấn, báo chí trong triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại. Lựa chọn, xác định một số cơ quan thông tin đối ngoại chủ lực để tập trung ưu tiên nguồn lực tài chính, con người. Tận dụng tốt các kênh song phương và đa phương để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong các vấn đề quan trọng của đất nước.

3.2.2 Đổi mới nội dung, hình thức và phương thức quản lý thơng tin đối ngoại

Trước yêu cầu mới, Đảng và Nhà nước cần xây dựng văn bản pháp quy mới hoặc điều chỉnh các văn bản đã có cho phù hợp với tình hình như: Chỉ thị 26-CT/TW ngày 10/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương đảng về tiếp tục đổi mới và tăng cường cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới; Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2012 – 2020; Chương trình hành động của Chính phủ về thơng tin đối ngoại giai đoạn 2013 – 2020; Hướng dẫn sô 24-HD/BTGTU về hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại năm 2017; Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh về kế hoạch thông tin đối ngoại trung hạn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 – 2017; quán triệt thực hiện Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại và các quy định của tỉnh trong quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.Với những định hướng cơ bản và chiến lược lâu dài cho hoạt động thơng tin đối ngoại. Bên cạnh đó, phải gắn việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển thông tin đối ngoại với xây dựng,triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Đồng thời với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác thơng tin đối ngoại trong tình hình mới, việc đổi mới cơ chế tổ chức và phối hợp các lực lượng làm thông tin đối ngoại là rất cần thiết, có quy chế phân định rõ chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách về thông tin đối ngoại nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý thông tin trong phạm vi cả nước. Ban chỉ

đạo quốc gia về thông tin đối ngoại là cơ quan tham mưu, chỉ đạo, định hướng, quản lý và điều phối tồn bộ hoạt động thơng tin đối ngoại của cả nước.

3.2.3 Đổi mới kiện tồn cơ chế tổ chức, phối hợp trong cơng tác quản lý thông tin đối ngoại đối ngoại

Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới được xác định là tập trung xây dựng hình ảnh mới về Việt Nam trên thế giới: một đất nước hịa bình, hữu nghị, năng động, đổi mới mạnh mẽ, tích cực hội nhập quốc tế và đầy tiềm năng phát triển,một đối tác tin cậy. Theo đó, nội dung thơng tin đối ngoại cần được đổi mới, xác định cụ thể cho từng khu vực, địa bàn, từng đối tượng, tùy theo mối quan hệ của nước ta với các nước theo từng giai đoạn. Ví dụ, đối với Mỹ, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, thông tin đối ngoại của ta cần hướng vào sự phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế, thương mại, thu hút vốn đầu tư, khoa học, cơng nghệ và giải quyết các vấn đề cịn tồn tại v.v... giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau. Cịn đối với các nước láng giềng Đơng Nam Á, công tác thông tin đối ngoại cần tiến hành với tinh thần cùng xây dựng một khu vực hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hơn thế nữa vì nguồn lực có hạn, ta cần xác định đúng, linh hoạt, phù hợp từng thời kỳ phát triển trọng tâm, trọng điểm, đối tượng của hoạt động thông tin đối ngoại để tập trung nguồn lực thực hiện những ưu tiên cao nhất, không dàn trải. Trong thời điểm hiện tại, cần ưu tiên các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia, các nước có tiềm năng hợp tác kinh tế với ta, những nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong từng nước cần tập trung vào đối tượng báo chí, doanh nhân, giới trẻ. Chúng ta nên tránh đưa ra các sản phẩm thông tin như nhau cho tất cả mọi khu vực, mọi đối tượng. Như vậy, công tác thông tin đối ngoại mới có hiệu quả hơn.

Khi nội dung thơng tin đối ngoại thay đổi thì hình thức thể hiện cũng nên được thay đổi sao cho phù hợp với nội dung. Các chương trình phát thanh - truyền hình, tin bài trên báo in phải hấp dẫn, thỏa mãn mỹ cảm, thu hút công chúng và tác động sâu sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của sở ngoại vụ trên địa 2 bàn tỉnh lạng sơn (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)