B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Các quy định liên quan tới quảnlý rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển đô thị
đô thị
2.3.1. Các văn bản pháp luật
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. Một số nội dung có liên quan tới quản rủi ro, được xem xét sơ bộ như sau:
- Điều 66: Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an tồn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thơng tin cơng trình và các nội dung cần thiết khác.
- Ngồi ra các rủi ro cịn được đề cập tới trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung thẩm tra, hợp đồng xây dựng.
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP đưa ra các giải thích rõ hơn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Luật xây dựng số
50/2014/QH13. Một số nội dung có liên quan tới quản lý rủi ro được nêu ra như
sau:
lượng cán bộ chuyên trách làm cơng tác an cần được bố trí phù hợp với quy mơ công trường, mức độ rủi ro xảy ra tai nạn lao động của công trường cụ thể.
Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư
xây dựng.
- Điều 6 phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chỉ rõ đối với bảo hiểm cơng trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của cơng trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro.
- Điều 9 Mức giữ lại quy định rõ: Nhằm đảm bảo an tồn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và quyền lợi của bên mua bảo hiểm, căn cứ vào năng lực tài chính, kết quả thẩm định rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm quyết định nhận bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
+ Mức trách nhiệm giữ lại trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.
Quyết định số 79/QĐ/BXD đưa ra các quy định về định mức chi phí quản lý dự án
và tư vấn đầu tư xây dựng. Trong quyết định này thì chi phí quản lý rủi ro được tính tốn thơng qua các hình thức hợp đồng, bảo hiểm, bảo đảm.
Thông tư số 26/2016/TT-BXD [5] đưa ra quy định một số nội dung chi tiết về quản
lý chất lượng và bảo trì cơng trình. Thơng tư này quy định về sự cố cơng trình, rủi ro khách quan ảnh hưởng tới chất lượng cơng trình.
2.3.2. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tập 1 số 682/BXD-CSXD và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tập 2&3 439/BXD-CSXD số đưa ra các quy định bắt buộc cho các cơng việc xây dựng cơng trình. Các quy định về kỹ thuật nói chung, các hệ số an tồn trong thiết kế, thi cơng chính và các u cầu làm giảm các rủi ro kỹ thuật.
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã được xây dựng từ nhiều năm nay nên có rất nhiều tiêu chuẩn hiện hành. Một số các tiêu chuẩn quan trọng có liên quan được liệt kê dưới đây:
- Các tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 3990:1985, TCVN 9362:2012, TCVN 356:2005, TCVN 338:2005, … đưa ra các quy định cụ thể trong quá trình thiết kế cơng trình. - Các tiêu chuẩn vật liệu và cấu kiện xây dựng: TCVN 2682-1999, TCVN 1771:1987, TCVN 5440:1991, TCVN 5709:1993,… đưa ra các quy định cụ thể về các loại vật liệu và cấu kiện xây dựng sử dụng trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình.
Có thể thấy việc áp dụng nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng cơng trình, đồng thời cũng giảm thiểu các rủi ro kỹ thuật.