1.1 .Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Các biện pháp nêu trên là các biện pháp cơ bản nhất được đề xuất hoàn thiện và rút ra trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích quản lí hoạt động học tập ở các trường THCST khu vực quận 9, TP HCM. Mỗi biện pháp được đề xuất là một cách thức quản lí cụ thể nhằm đạt tới một mục đích cụ thể. Biện pháp này có thể là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia và ngược lại. Giữa chúng có sự bổ sung, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng thực hiện mục tiêu chung là quản lí hoạt động học tập cho học sinh THCS.
Biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia cơng tác quản lí hoạt động của học sinh, mang tính tiền đề và định hướng cho tất cả các biện pháp còn lại. Chỉ khi nhận
thức được đầy đủ vai trị, ý nghĩa của hoạt động thì q trình thực hiện mới đạt hiệu quả cao.
Biện pháp nâng cao cơng tác lập kế hoạch có tác động trực tiếp đến tất cả quy trình thực hiện quản lí hoạt động học tập của học sinh. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và có tính thực tiễn cao.
Biện pháp đổi mới quản lí nề nếp học tập của học sinh là biện pháp tiền đề tạo điều kiện cho hoạt động quản lí học tập được thực hiện có hiệu quả. Chi khi học sinh nhận thức và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về học tập thì kết quả các em nhận được mới đạt yêu cầu. Biện pháp nâng cao công tác kiểm tra đánh giá có tác dụng phát hiện điều chỉnh một số nội dung chưa phù hợp của kế hoạch quản lí.
Các biện pháp đề xuất là một chỉnh thể thống nhất về quản lí hoạt động học tập cho học sinh. Mỗi biện pháp có vị trí vai trị riêng nhưng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện.