− Đối với cơng ty, thì khoản có khản năng thanh khoản cao hơn hàng tồn kho là tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu cùng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty lại bằng 0 nên tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa hai khoản trên với nợ ngắn hạn. trong giai đoạn vừa qua, chỉ số thanh khoản nhanh của công ty dao động trong khoảng 0,5. Cụ thể là trong ba năm này chỉ số thanh khoản nhanh lần lượt là 0,49; 0,63, 0,55 lần. Có nghĩa là trong các năm này 1 đồng nợ ngắn hạn của
cơng ty được đảm bảo thanh tốn lần lượt bằng 0,49; 0,63; 0,55 đồng tài sản có khả năng chuyển thành tiền mặt nhanh.
− Trong giai đoạn vừa qua thì tỷ số thanh tốn nhanh của cơng ty đều nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh của công ty nhỏ hơn nợ ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không đủ đảm bảo để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn khi mà các chủ nợ cùng đòi tiền cùng một lúc. Như vậy nói chung tình hình thanh khoản của cơng ty khơng được tốt nhưng nếu chủ nợ khơng địi tiền ngay cùng một lúc thì doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động.
− Tuy chỉ số này chỉ bằng phân nửa chỉ số thanh tốn hiện hành, nhưng nó phản ánh đúng sự thật về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. Cũng giống như chỉ số trên, chỉ số thanh toán nhanh cũng tăng giảm không đều và biên độ dao động không lớn. Khi so sánh hai chỉ số thanh toán hiện hành và thanh tốn nhanh của cơng ty với nhau, ta thấy, tuy chỉ số thanh tốn hiện hành của cơng ty ở mức thấp nhưng vẫn có thể đảm bảo được việc thanh toán, nhưng tỷ số thanh tốn nhanh của cơng ty chỉ bằng phân nửa chỉ số trên và không đảm bảo việc thanh toán. Điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho và các tài sản kém thanh khoản khác của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản lưu động.
− Cũng tương tự như tỷ số thanh tóan hiện hành, thì chỉ số thanh tốn nhanh của cơng ty chỉ xấp xỉ bằng 30% so với chỉ số trung bình ngành, cụ thể: trong năm 2009, tỷ số thanh tốn nhanh của cơng ty chỉ đạt 0,49 trong khi chỉ số trung bình ngành là 1,69 tức là tỷ số của công ty chỉ bằng 28,99% so với tỷ số bình qn ngành, sang năm 2010, thì tỷ số thanh tón nhanh của cơng ty bằng 37,06% so với mặt bằng chung của ngành tương ứng với con số 0,63 (của cả ngành là 1,7). Và năm 2011, con số này là 42,63% tương ứng với 0,55 và của cả ngành là 1,29. Qua phân tích trên thì nhìn chung tỷ số thanh tốn nhanh của cơng ty có sự chênh lệch rất lớn so với mặt bằng chung của cả ngành dược phẩm. Đây là một điều có ảnh hưởng bất lợi đến uy tín của cơng ty trong con mắt của các nhà đầu tư, các đối tác. Tuy nhiên sự chênh lệch này đang giảm dần qua các năm từ
việc chỉ bằng 28,99% năm 2009, sang năm 2010 đã tăng lên 37,06% và năm 2011 là 42,63%, điều này cho thấy công ty đã có sự cố gắng trong việc cải thiện chi số này. Đây là một xu hướng tốt góp phần nâng cao uy tín của cơng ty.
Nhận xét chung: Qua phân tích hai chỉ số thanh tốn hiện hành và thanh
tốn nhanh ở trên, thì có thể khẳng định rằng khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty là không cao. Điều này là rất dễ hiểu bởi công ty mới được thành lập, đang trong quá trình mở rộng sản xuất kinhh doanh, nên cần số vốn rất lớn để đảm bảo hoạt động. Hơn nữa số vốn tự có của cơng ty là khơng cao nên phải vay nợ cũng như thực hiện chính sách mua trả chậm,… chính vì vậy các chỉ số thanh tốn của cơng ty khơng được khả quan. Vì vậy trong các năm sau,cơng ty cần phải nâng cao chỉ số này lên để có thể nâng cao uy tín của cơng ty trong mắt ngân hàng hay các đối tác.
Tỷ số hoạt động