Chiến tranh Thời kỳ ở Trường An

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ văn hoá hai dân tộc Hán Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) (Trang 58 - 67)

- 東岸梅花晴映纜,

3.1.2. Chiến tranh Thời kỳ ở Trường An

Loạn An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12 - 755 và kết thúc tám năm sau

đó. Nó tàn phá xã hội Trung Quốc rất dã man. Năm 754 nước này có 52.9 triệu người, nhưng tới năm 764 chỉ còn lại 16.9 triệu. Số còn lại đã bị giết hoặc bị dời đi. Trong thời gian này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì chiến tranh, vì nạn đói và sự bạc đãi của

triều đình. Tuy nhiên, nhờ thời gian không hạnh phúc này khiến Đỗ Phủ trở

thành một nhà thơ đồng cảm với những đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường, những điều ông nghe thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai đã trở thành chủ đề chính trong những sáng tác của ông. Thời kỳ này Đỗ Phủ có khoảng 140 bài.

Năm 755, trên đường đi huyện Phùng Tiên thăm vợ, khi loạn An Lộc Sơn đã bắt đầu, Đỗ Phủ bị loạn quân bắt và đưa về Trường An. Nửa năm ở Trường An, Đỗ phủ đã thấy được sự thê lương của thủ đô. Lúc đấy, trong

lịng ơng phong, hoa, tuyết, nguyệt những hình ảnh tự nhiên này đã khơng cịn đẹp đẽ, mơ mộng mà chất chứa đầy bi thương.

今夜鄜州月, 閨中只獨看。 遙憐小兒女, 未解憶長安。 香霧雲鬟濕, 清輝玉臂寒。 何時倚虛幌, 雙照淚痕乾? (Nguyệt dạ)

Phiên âm: Kim dạ Phu Châu nguyệt,

Khuê trung chỉ độc khan.

Dao liên tiểu nhi nữ,

Vị giải ức Trường An.

Hương vụ vân hoàn thấp,

Thanh huy ngọc tý hàn.

Hà thời ỷ hư hoảng,

Song chiếu lệ ngân can ?

Dịch nghĩa: Đêm nay Phu Châu sáng,

Mình em ngắm trăng khuya. Nỗi nhớ Trường An ấy,

Thương con chửa biết gì. Sương thơm làn tóc đẫm,

Ánh lạnh cánh tay tê.

Bao nữa cùng soi bóng, Đơi mình ngấn lệ se.

Bài này sáng tác vào năm 756 khi Đỗ phủ đã bị lính của An Lộc Sơn bắt. Nhân dịp tết Trung Thu, trong đêm trăng nhớ vợ và con thơ còn ở lại Phù Châu, ông đã xúc động viết dòng thơ này. Nguyệt lúc này mang tình nhớ thương.

朝進東門營,暮上河陽橋。

落日照大旗,馬鳴風蕭蕭。

平沙列萬幕,部伍各見招。

中天懸明月,令嚴夜寂寥。

悲笳數聲動,壯士慘不驕。

借問大將誰,恐是霍嫖姚。(Hậu xuất tái kz 2)

Phiên âm: Triêu tiến Đông Môn doanh, Mộ thượng Hà Dương kiều.

Lạc nhật chiếu đại kz, Mã minh phong tiêu tiêu. Bình sa liệt vạn mạc, Bộ ngũ các kiến chiêu.

Trung thiên huyền minh nguyệt, Lệnh nghiêm dạ tịch liêu. Bi già sổ thanh động, Tráng sĩ thảm bất kiêu.

Tá vấn đại tướng thuz, Khủng thị Hoắc Phiêu diêu. Dịch nghĩa: Doanh Đông Môn buổi sáng, Cầu Hà Dương buổi chiều.

Bóng xế soi cờ đỏ, Ngựa hí gió hiu hiu.

Cát bằng đóng mn trại, Qn nào trại ấy theo.

Đôi tiếng kèn bi trỗi, Tráng sĩ cùng buồn theo.

Đại tướng là ai đó, E là Hoắc Phiêu diêu.

Những bài thơ trên được sáng tác trong thời kz ông ở Trường An. Đối mặt với cuộc sống, một mặt là sự kiêu dâm của quyền qu{, một mặt là sự đau khổ của nhân dân. Đỗ Phủ đã làm những bài thơ đầy tính phê phán. Ví dụ: “Chu mơn tửu nhục xú, lộ hữu đóng tử cốt" (Dịch nghĩa: Ở những nhà giàu sang phú qu{, của ngon vật lạ ăn không hết) trong khi những người nghèo khó thì lại đói rét mà chết, để hình dung sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. phong, hoa, tuyết, nguyệt đã khơng cịn đẹp đẽ mà chất chứa đầy bi thương.

Bài thơ “Hấu xuất tái” đã miêu tả rõ doanh trại quân đội, một cảnh vừa có tiếng vừa có sắc. Tiếng là tiếng gió thổi ảm đạm, tiếng ngựa hí, tiếng kèn. Sắc là trời xế, lá cờ, trăng sáng (nhưng mang tình cảm lạnh toát người). Tiếng kèn bi lương thể hiện sự thê lương của hoàn cảnh sống lúc bấy giờ.

Thời kz này, loạn An Lộc Sơn diễn ra một cách quyết liệt, đất nước gặp nhiều khó khăn, nhân dân nghèo khổ, Đỗ Phủ cũng trải qua nhiều gian khổ.

國破山河在,城春草木深。

感時花濺淚,恨別鳥驚心。

烽火連三月,家書抵萬金。

白頭搔更短,渾欲不勝簪。(Xuân vọng)

Phiên âm: Quốc phá sơn hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm. Cảm thì hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm.

Phong hoả liên tam nguyệt, Gia thư để vạn kim. Bạch đầu tao cánh đoản, Hồn dục bất thăng trâm.

Dịch nghĩa: Nước mất, cịn sơng núi, Thành xuân cỏ chất

chồng

Hoa thương thời nhỏ lệ, Chim giận biệt đau lịng

Khói lửa liền ba tháng, Thư quê đáng vạn đồng

Bạc đầu cùn mái tóc,Trâm bạc khó cài xong

Bài này sáng tác vào năm 757. Đỗ Phủ đối diện với cảnh trước mặt sơng núi vẫn cịn nhưng nước đã bị phá, dù là mùa xuân nhưng đâu đâu cũng ảm đạm bi lương. Trải qua bạo loạn ông càng nhớ quê hương, cho nên thơ này đầy tình cảm đau thương và bi ai, kể cả “hoa” cũng biết khóc. Ở đây thực ra là nỗi niềm đau thương của nhà Đường.

戍鼓斷人行,秋邊一雁聲。

露從今夜白,月是故鄉明。

有弟皆分散,無家問死生。

寄書長不達,況乃未休兵。(Nguyệt dạ ức xá đệ)

Phiên âm: Thú cổ đoạn nhân hành, Thu biên nhất nhạn thanh.

Lộ tòng kim dạ bạch, Nguyệt thị cố hương minh. Hữu đệ giai phân tán, Vô gia vấn tử sinh.

K{ thư trường bất đạt, Huống nãi vị hưu binh.

Dịch nghĩa: Trống dồn dứt vết chân đi; Nhạn thu một tiếng

thùy bi ai.

Ðêm nay sương trắng đã rơi, Quê xưa giờ vẫn sáng

ngời bóng trăng.

Có em, đều đã chia tan; Không nhà mà đến

hỏi

thăm mất còn.

Gửi thư, chẳng biết tới luôn, Huống chi chinh chiến

nay còn

Trong cuộc Loạn An Lộc Sơn, Đỗ Phủ lang thang khắp nơi, trải qua một cuộc sống khốn khổ. Ơng vừa lo nhà mình, vừa lo nước lo dân: “Nguyệt thị cố hương minh”. Thực ra cảnh này khơng cịn là của tự nhiên mà đã nhập vào tình cảm chủ quan. Trên trái đất chỉ có một mặt trăng, cũng có khác biệt gì, nhưng ở đây ơng cứ nói trăng ở q mình sáng sủa nhất. Thực ra chỉ là cảm giác tâm l{. Điều này càng thể hiện tâm trạng, nỗi nhớ quê hương da diết của ơng. Bởi vì ánh trăng dễ làm người ta liên tưởng đến nhiều thứ, dễ khiến người ta nhớ đến quê hương, gia đình. Ở đây, tác giả gặp thời loạn, lại có một buổi đêm cơ đơn, tự nhiên có một tình cảm đặc biệt trong thơ.

3.1.3. Giai đoạn III - Thành Đô

Năm 760 Đỗ Phủ tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên hiện nay) và sống trong năm năm tiếp theo. Mùa thu năm đó, ơng rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người quen biết để cầu xin giúp đỡ. Ông được Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Dù

sao, đây vẫn là một trong những thời kz thanh bình và hạnh phúc của ơng. Nhiều bài thơ sáng tác trong giai đoạn này miêu tả lại cuộc sống thanh bình trong "thảo đường". Năm 762 ơng rời thành phố này để tránh một cuộc bạo loạn rồi quay lại vào mùa hè năm 764 và được chỉ định làm Kiểm hiệu công bộ viên ngoại lang, tham gia vào chiến dịch chống người Tây Tạng. Thời gian này Đỗ Phủ sáng tác khoảng 540 tác phẩm . Ví dụ:

萬里橋西一草堂, 百花潭水即淪浪。 風含翠條娟娟净, 雨裹紅蕖冉冉香。 厚祿故人書斷絕, 恒饑稚子色凄涼。 欲填沟壑唯疏放, 自笑狂夫老更狂。(Cuồng phu)

Phiên âm: Vạn Lý kiều tây nhất thảo đường, Bách hoa đàm thủy tức Thương Lương. Phong hàm thúy tiểu quyên quyên tịnh,

Vũ ấp hồng cừ nhiễm nhiễm hương.

Hậu lộc cố nhân thư đoạn tuyệt,

Hằng cơ trĩ tử sắc thê lương.

Dục điền câu hác duy sơ phóng,

Tự tiếu cuồng phu lão cánh cuồng.

Dịch nghĩa: Tây cầu Vạn túp lều tranh

Ðầm Bách sông Thương nước chảy quanh

Gió quyện trúc xanh yên tĩnh lặng

Bạn giàu sang im thư tín

Con thơ thường đói mặt tái xanh Dẫu muốn vùi thân quen phóng túng Tự chế cười mình già ngơng ngênh.

Bài thơ sáng tác vào năm 760 khi ông đã trải qua một cuộc sống đủ cay đắng ngọt bùi, cuối cùng cũng đã có một chỗ để an cư. Đỗ Phủ đã cảm thấy cuộc sống thoải mái dễ chịu hơn. Mưa phùn khiến hoa sen càng tươi đẹp, gió nhẹ đưa hương hoa thể hiện sự vui sướng trong lòng ông.

舍南舍北皆春水, 但見群鷗日日來。 花徑不曾緣客掃, 蓬門今始為君開。 盤飧市遠無兼味, 樽酒家貧只舊醅。 肯與鄰翁相對飲, 隔籬呼取盡餘杯。(Khách chí)

Phiên âm: Xá nam xá bắc giai xuân thuỷ,

Ðản kiến quần âu nhật nhật lai.

Hoa kiến bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thuỷ vị quân khai. Bàn tôn thị viễn vô kiêm vị, Tôn tửu gia bần chỉ cựu phôi. Khẳng dữ lăng ông tương đối ẩm, Cách ly hô thủ tận dư bôi.

Dịch nghĩa: Nước xuân đầy rẫy bắc nam;

Ngày ngày âu vẫn thường sang chơi nhà.

Chưa khách qt lới hoa,

Chợ xa thiếu vị dâng mời;

Nhà nghèo, chỉ có rượu ơi lâu ngày.

Với ơng hàng xóm cùng say,

Gọi đem hết rượu ra ngay bên rào.

Bài này đầy không khí cuộc sống, đầy tình cảm nhân tính. Ngày thường lối nhỏ vào nhà vương rụng đầy hoa. Hôm nay vì đón khách mới quét dọn sạch sẽ để thể hiện sâu sắc sự giản dị, tính cách thanh bần và hiếu khách. 去 郭 軒 楹 敞 無 村 眺 望 賒 澄 江 平 少 岸 幽 樹 晚 多 花 細 雨 魚 兒 出 微 風 燕 子 斜 城 中 十 萬 戶

此地 兩三家 (Thủy Hạm Khiển Tâm)

Phiên âm: Khứ quách hiên doanh xưởng

Vô thôn thiếu vọng xa

Trừng giang bình thiểu ngạn

U thụ vãn đa hoa

Tế vũ ngư nhi xuất

Vi phong yến tử tà

Thành trung thập vạn hộ

Thử địa lưỡng tam gia

Dịch nghĩa: Ở xa ven đô nên hàng hiên [tha hồ] làm rộng

Sông nước trong và lặng sóng nên ít [có đắp] bờ

Cây tốt tươi, đến chiều [tỏa hương thơm] như có

nhiều hoa

Mưa nhỏ, cá phóng mình khỏi nước

Gió nhẹ, chim én bay xéo

Trong đơ thành có mười vạn hộ khẩu

Chỗ này chỉ có hai ba căn nhà.

Những hình ảnh thiên nhiên“hoa” cùng “mưa” “chim” đã khắc họa một bức tranh mùa xuân, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân của tác giả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ văn hoá hai dân tộc Hán Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) (Trang 58 - 67)