Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá theo hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 26 - 27)

Từ cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng HĐGDHN tại các trường THPT huyện Thường Xn, Thanh Hóa, chúng tơi đã đề xuất và thực hiện 6 giải pháp quản lý, tổ chức HĐGDHN cho học sinh, đó là:

- Nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

- Chỉ đạo thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp trong trường THPT - Phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn hướng nghiệp

- Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp, phối hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động.

- Tổ chức thực hiện các phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp phù hợp với học sinh theo hướng chương trình giáo dục phổ thơng 2018

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vậy khi các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường đã có nhận thức đúng đắn, đội ngũ quản lý, tổ chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì một điều cũng rất quan trọng để đảm bảo HĐ GDHN đạt hiệu quả đó là phải phát huy tối đa vai trị chủ thể của HS trong tổ chức hoạt động. Bởi vì sản phẩm của giáo dục nói chung và GDHN ở trường THPT nói riêng chính là HS.

Để đảm bảo cho HĐ GDHN đạt hiệu quả cao thì việc thành lập ban tư vấn hướng nghiệp ngay tại nhà trường là cơ sở để hoạt động được diễn ra tập trung, chuyên nghiệp và hiệu quả. Bên cạnh đó một thành tố cũng khơng thể thiếu được đó là việc phối hợp giữa các lực lượng trong việc GDHN cho học sinh, xã hội hóa nguồn lực, đảm bảo tài chính cũng như CSVC cho hoạt động GDHN.

Cả 6 giải pháp trên đều quan trọng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi giải pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ giải pháp nào. Mỗi giải pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hồn cảnh tuỳ từng mơi trường, nhà trường mà có giải pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn, và cũng có giải pháp thì ở vị trí thứ yếu hơn. Giải pháp 1 có tính cơ sở, nhóm các giải pháp 2, 3 là các giải pháp quản lý cơ bản, giải pháp 4 là giải pháp có tính điều kiện để thực hiện các giải pháp quản lý. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức HĐ GDHN thì khơng được coi nhẹ giải pháp nào, mà cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các giải pháp vì các giải pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ ràng buộc chi phối lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng.

Các giải pháp trên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, khi thực hiện công tác quản lý, tổ chức HĐGDHN cho học sinh ở trường THPT Hiệu trưởng cần khéo léo phát huy thế mạnh của từng giải pháp và khắc phục những nhược điểm của nó bằng cách sử dụng kết hợp các giải pháp với nhau, sử dụng đúng lúc, đúng nội dung HĐGDHN, đúng đối tượng học sinh, phù hợp hồn cảnh, mơi trường tổ chức HĐGDHN. Sáu giải pháp này đã được các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm về quản lý, tổ chức HĐGDHN đóng góp ý kiến và đánh giá có tính cần thiết, tính khả thi cao và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả và thành công các giải pháp mà tơi đề xuất địi hỏi phải có sự chung tay góp sức của rất nhiều các lực lượng khác nhau trong và ngoài nhà trường như CBQL, giáo viên, đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh, học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội nghề nghiệp..., trong đó lực lượng chủ đạo là ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa mà đứng đầu là Sở Giáo dục và Đào tạo và sau đó trực tiếp là các trường THPT nói chung, các trường THPT huyện Thường Xuân nói riêng.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá theo hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 26 - 27)