(Nguồn Internet) Để trình bày một ý tưởng, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi:
WHAT? (Cái gì?)
- Cái đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? …
WHERE (Ở đâu?)
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào? - Sự kiện này xảy ra ở địa điểm nào?
- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
- Bài này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...
WHEN (Khi nào?) - Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Thời gian đó có điều gì đặc biệt ?...
WHY (Tại sao?)
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này? …
HOW (Như thế nào?)
- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
- Các sự kiện và nhân vật trong này được kết nối như thế nào?
- Ý nghĩa của điều đó như thế nào?...
WHO (Ai?)
- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào? - Ai là tác giả của cuốn sách là ai?...
Ví dụ: Áp dụng kĩ thuật 5W – 1H trong hướng dẫn tìm ý bài Kể về một trận thi đấu thể thao (Tuần 30).
WHAT
- Đó là mơn thể thao nào?
- Trận đấu được bắt đầu bằng hoạt động gì? - Kết quả của trận đấu ra sao?
WHEN
- Trận đấu diễn ra vào thời gian nào? Khoảng tháng mấy? - Thời gian trận đấu là bao nhiêu phút?
WHERE
- Trận đấu được tổ chức ở đâu?
- Em biết các thông tin về trận đấu đó qua phương tiện truyền thơng nào?
WHY - Tại sao em lại chọn trận đấu này để kể?
HOW
- Khơng khí của trận thi đấu như thế nào?
- Cảm xúc/ tình cảm/ suy nghĩ của em về trận đấu?
WHO
- Trận đấu diễn ra đội tuyển của các quốc gia nào? - Em có xem trực tiếp khơng? Có ai cùng xem với trận đấu đó?
- Cầu thủ nào đã ghi bàn?
HS có thể trình bày dàn ý dưới dạng ghi chép các ý chính hoặc theo bản đồ tư duy. Việc áp dụng câu hỏi 5W1H giúp các em đảm bảo tính logic về nội dung của đoạn văn khi viết. Tuy nhiên, kĩ thuật này phù hợp với những chủ đề về những sự kiện, hoạt động.