Lập dàn ý bằng bản đồ tư duy và kĩ thuật 5W – 1H

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh​ (Trang 57 - 74)

2.1.4. Kĩ năng phát hiện và sửa lỗi

Đối với chương trình hiện hành ở lớp 3 khơng có thời lượng dành cho việc trả bài. Do đó, việc hình thành kĩ năng phát hiện và sửa lỗi thường bị GV bỏ qua. Vì vậy, đoạn văn của HS có rất nhiều lỗi về dùng từ, câu và ý.

Ví dụ: Trong bài viết về cảnh đẹp đất nước, có em viết: “ Em thích nhất là cảnh đẹp sơng Hồ Gươm”.

Khi sửa bài, GV cần có tiêu chí cụ thể để giúp HS hình thành kĩ năng đánh giá, nhận xét bài của bạn cũng như kĩ năng nhận phản hồi từ bạn và thầy cô giáo để chủ động sửa sai làm cho đoạn văn của mình hay hơn, sinh động hơn.

Ví dụ: Trong bài viết về cảnh đẹp đất nước, GV cần hướng dẫn HS nhận xét:

+ Bạn đã giới thiệu được một cảnh đẹp ở đất nước Việt Nam để kể chưa?

+ Bạn có kể được những cảnh vật ở đó khơng? + Con người nơi đó bạn kể ra sao?

+ Bạn kể về kỉ niệm của bạn với nơi đó như thế nào? + Bạn thể hiện được tình cảm với cảnh đẹp đó ra sao?

Ngồi việc hướng dẫn cho HS nhận xét đoạn văn của bạn về nội dung, tơi cịn giúp HS phát hiện và giúp bạn sửa lại cách diễn đạt để câu văn hay hơn, sinh động hơn. Hoặc có thể giao yêu cầu cho HS lắng nghe hoặc đọc bài của bạn, ghi chép lại câu văn hoặc chi tiết em thấy thích nhất. Điều này sẽ giúp HS tích lũy thêm được vốn từ và kĩ năng diễn đạt.

2.2. Quy trình rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN phát triển NLNN

Trong số các bài viết đoạn văn ngắn ở lớp 3, chỉ có bài “Viết về một trận thi đấu thể thao” được dạy trong một tiết. Các bài còn lại thường được yêu cầu thực hiện sau phần thực hành “nói”, thời gian để HS thực hành viết đoạn văn chỉ còn khoảng một nửa tiết học. Do vậy, phần tìm ý và tạo lập ngơn bản nói nằm ở tiết 1 của chủ đề Viết về trận thi đấu thể thao, các chủ đề còn lại đều được tiến hành trong một tiết dạy.

Có thể tổng kết quy trình dạy viết đoạn cho HS thơng qua 4 bước sau:

2.2.1. Tìm hiểu u cầu của đề bài

Đây chính là bước lên ý tưởng (Prewriting): HS xác định yêu cầu của đề bài, viết, về chủ đề gì, viết thể loại văn gì, viết cho ai, viết những ý gì, những thơng tin tham khảo là gì, ai có thể hỗ trợ…

2.2.2. Hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề bài

Ở bước viết nháp (drafting) này, HS viết ra tất cả các ý tưởng có cho đoạn văn theo suy nghĩ và mạch cảm xúc. Các em có thể vẽ sơ đồ tư duy, lập hệ thống ý theo câu hỏi 5W – 1H, câu hỏi Socrates … GV không sửa lỗi hay can thiệp ở bước này sẽ làm gián đoạn, hạn chế sự sáng tạo của HS.

2.2.3. Thực hành kĩ năng viết đoạn

Đây là bước viết bài (revising/ rewriting): HS sẽ viết bài văn hoàn chỉnh dựa vào bài viết nháp ở bước trên. Các em sẽ lược bỏ những ý bị chùng lắp,

những từ chưa phù hợp hoặc không rõ nghĩa, sắp xếp lại câu văn cho đúng trình tự logic.

2.2.4. Đánh giá, nhận xét

Bước hoàn thành, trưng bày sản phẩm (publishing): Hs hồn thành bài làm của mình và chi sẻ đoạn văn với nhiều hình thức như: trưng bày lên góc học tập của lớp; đọc bài văn của mình cho bạn trong nhóm, lớp nghe; chia sẻ bài viết của mình cho người thân trong gia đình. GV có thể tổ chức cho HS ghi cảm nhận ngắn hoặc điều mình học được sau khi đọc đoạn văn của bạn.

Trong phân phối chương trình TLV lớp 3 khơng có tiết trả bài nên GV cần linh động sắp xếp thời gian trong tiết học để cho HS đọc bài của bạn để trao đổi những ý hay hoặc phân tích lỗi trong bài viết của bạn hoặc thiết kế những hoạt động tiếp nối ở nhà.

Ví dụ: Hãy đọc đoạn văn em viết kể về trận thi đấu thể thao cho ba mẹ (người thân nghe) và ghi lại cảm nhận của ba mẹ (người thân) em về đoạn văn đó.

Ở lớp 3, chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn TLV chưa yêu cầu HS viết thành một đoạn văn có 3 phần gồm mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Tuy nhiên, trong quá trình dạy, GV cần chú trọng hướng dẫn HS viết đoạn văn có cấu trúc đầy đủ, gồm:

- Câu mở đoạn: giới thiệu đối tượng cần viết - Các câu phát triển đoạn: kể về đối tượng

- Câu kết đoạn: tình cảm, suy nghĩ của bản thân về đối tượng viết.

Vận dụng trình tự này trong khi viết, HS sẽ thuận lợi trong việc đảm bảo tính mạch lạc của đoạn văn, đoạn văn cũng sẽ đầy đủ ý nghĩa về mặt nội dung.

GV cần đảm bảo thời gian cho HS thực hành viết. Khoảng thời gian dành cho hoạt động này theo chúng tôi là khoảng từ 12 – 15’ cho HS viết đảm bảo yêu cầu của đề bài từ 5 – 7 câu ở HKI và 7 – 10 câu ở HKII.

2.3. Xây dựng các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN định hướng phát triển NLNN

Để rèn kĩ năng viết cho HS, chúng tôi đi từ việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm giúp HS phát triển từ, câu đến hướng dẫn HS tìm ý, liên kết đoạn và thực hành viết đoạn.

Việc xây dựng bài tập nhằm phát triển vốn từ, liên kết câu trong dạy TLV không phải là hoạt động trọng tâm trong tiết dạy. Tuy nhiên, thông qua thực hành bài tập, HS được phát triển khả năng ngơn ngữ từ đó vận dụng vào việc viết đoạn văn, luyện tập thành thạo để hình thành kĩ năng viết. Các bài tập chúng tôi xây dựng trong luận văn không phải là những dạng bài tập mới. Chúng tôi dựa trên sự tiếp thu những cách thức xây dựng câu hỏi, bài tập của những nhà nghiên cứu trước để tổng hợp, chọn lọc. Tuy nhiên, trong luận văn này, các bài tập được xây dựng nhằm phát triển NLNN để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS.

2.3.1. Các nguyên tắc xây dựng bài tập

2.3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp mục tiêu chương trình

Khi xây dựng bài tập hỗ trợ phát triển NLNN cho HS lớp 3 cần căn cứ vào mục tiêu của môn học, xác định kiến thức cần dạy, kĩ năng cần hình thành, phát triển cho HS.

2.3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Việc xây dựng các bài tập hỗ trợ phát triển năng lực giao tiếp cho HS lớp 2 trong giờ Kể chuyện phải dựa trên các biện pháp, phương pháp dạy kể chuyện nhằm đảm bảo trật tự khoa học, tính hệ thống của q trình dạy học: mục đích dạy học, chủ thể dạy học, đối tượng dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, điều kiện và kết quả dạy học.

2.3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Để thực hiện được nhiệm vụ học tập, HS phải tham gia vào hoạt động nhóm bằng cách vận dụng kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm sống của cá nhân

trong nhóm. Nếu những nhiệm vụ này quá sức, HS sẽ không hứng thú khi tham gia, hoặc thực hiện một cách đối phó. Ngược lại, những nhiệm vụ học tập quá đơn giản thì hiệu quả thực hiện sẽ hạn chế vì khơng tạo ra sự lơi cuốn với HS. Vì vậy, việc xây dựng bài tập phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS

2.3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt

Các bài tập được xây dựng phải đảm bảo quan điểm giao tiếp, coi trọng sự phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS. Việc tổ chức các hoạt động phải lấy HS làm trung tâm và sử dụng năng lực giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở TH.

2.3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả

Các bài tập cần đảm bảo có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau của trường TH, khơng q khó khăn đối với việc áp dụng của GV.

2.3.2. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu trong đoạn văn

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa để tạo nên câu. Nếu HS biết dùng từ đúng và hay thì có thể các em sẽ tạo được những câu văn hay.

a. Bài tập liên tưởng từ, phát triển vốn từ

Bài 1: GV chọn một từ theo đúng chủ đề của bài học, yêu cầu HS tìm và

viết tất cả các từ liên quan đến từ chủ đề. Sau đó sẽ chọn lựa và sử dụng những từ phù hợp với ý tưởng của mình khi diễn đạt.

Ví dụ: Hãy viết đoạn văn kể về buổi biểu diễn nghệ thuật. GV đọc từ khóa: Nghệ thuật

Bước 1: Trong vịng thời gian 3 phút, HS viết nhanh những từ có liên quan đến “nghệ thuật”.

Bước 2: GV cho HS đọc từ trước lớp, nhận xét và bổ sung các từ tìm được liên quan đến chủ đề “nghệ thuật”. Đối với những từ ngữ khó hiểu nghĩa hoặc mơ hồ, GV giải thích nghĩa cho HS.

Bước 3: HS sử dụng các từ tìm được để sử dụng trong quá trình viết đoạn văn theo hướng dẫn của GV.

Bài 2: Tổ chức thi tìm từ bắt đầu bằng những từ cho trước.

Ví dụ: Trong bài kể về trận thi đấu thể thao, Gv chia HS thành hai đội, thi viết nối tiếp lên bảng phụ những môn thi đấu thể thao bắng đầu bằng chữ “bóng”. Trong thời gian nhất định (2’), GV cùng HS tổng kết xem đội nào viết được nhiều từ về tên những môn thi đấu thể thao bắt đầu bằng từ “bóng” hơn thì đội đó thắng: bóng ném, bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục, bóng chuyền…

GV có thể linh hoạt thay đổi yêu cầu tùy theo dạng bài hoặc mục đích mở rộng vốn từ.

Ví dụ: Cũng là hoạt động trên, GV thay đổi yêu cầu: thi viết những từ chỉ hoạt động của các cầu thủ trong trận thi đấu bóng đá. HS sẽ liệt kê được các từ như: chuyền bóng, sút bóng, chạy, giữ bóng, bắt bóng…

b. Các bài tập luyện tập về cách sử dụng từ

Mục đích: Đây là các dạng bài tập nhằm giúp HS hiểu nghĩa của từ,

dùng từ đặt câu phù hợp với ngữ cảnh cụ thể.

Bài 1: Hãy đặt câu với mỗi từ chỉ đặc điểm của người lao động trí óc

sau đây: (Kể về người lao động trí óc – Tuần 22)

Chăm chỉ, nghiên cứu, sáng tạo, tận tâm, sáng kiến

Bài 2: Em hãy thêm các từ ngữ vào chỗ chấm để tạo thành các câu văn

hoàn chỉnh. (Kể về buổi đầu em đi học – Tuần 6)

a. Khi bước vào sân trường, em thấy………………………………. b. Tiếng giảng bài của thầy cô……………………………………… c. Phòng học lớp em…………………………………………………

Bài 3: Em hãy gạch chân dưới những từ dùng sai trong câu văn sau và

sửa lại cho đúng.

mông xuống vạn vật.

=> Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên khỏi đám mây, chiếu tia nắng ấm áp xuống vạn vật.

b. Tiếng chim chào mào, họa mi, sơn ca ầm ầm vang vọng khắp khu

rừng.

=> Tiếng chim chào mào, họa mi, sơn ca lảnh lót vang vọng khắp khu rừng.

c. Vào mỗi buổi tối, mẹ em đều đọc truyện cho em xem. => Vào mỗi buổi tối, mẹ em đều đọc truyện cho em nghe.

Bài 4: Em hãy khoanh tròn chữ cái trước từ chỉ hoạt động thường diễn ra

trong trận thi đấu bóng đá. (Kể về một trận thi đấu thể thao) a. Chuyền bóng b. Ném bóng c. Giữ bóng d. Đập bóng đ. Đá bổng e. Nhảy sào g. Sút phạt h. Bắt bóng i. Tung cầu

Khi luyện tập các dạng bài tập trên, HS không chỉ xác định đúng các từ loại đã học (từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái, từ chỉ đặc điểm) mà còn biết dùng từ phù hợp với ngữ cảnh.

c. Bài tập rèn kĩ năng viết câu

Mục đích: Những bài tập này giúp HS rèn kĩ năng viết câu văn đủ ý, đúng cấu tạo và có khả năng sử dụng các dấu câu phù hợp. Gv cần hướng dẫn cụ thể tác dụng và cách sử dụng từng dấu câu.

- Dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận chính với bộ phận phụ trong câu. - Dấu chấm dùng khi kết thúc một câu kể.

- Dấu hai chấm được dùng khi dẫn một lời nói trực tiếp hoặc để liệt kê… - Dấu chấm hỏi dùng cuối câu hỏi.

- Dấu chấm cảm (chấm than) dùng cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm. - Dấu ngoặc đơn thường dùng đối với bộ phận chú thích trong câu.

nhân vật.

Bài 1: Em hãy mở rộng các câu sau.

a.Thành thị rất nhiều xe cộ.

=> Thành thị có đủ loại xe cộ đi lại tấp nập. b. Con người rất vui vẻ.

=> Ở đây, con người luôn thân thiện, vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nhau. c. Công viên rộng lớn.

= > Công viên rộng lớn với nhiều cây xanh mát rượi.

Bài 2: Yêu cầu HS đặt câu:

- Em hãy viết 3 câu, trong mỗi câu có sử dụng ít nhất một dấu phẩy. - Em hãy viết 3 câu hỏi.

- Em hãy viết câu có dùng dấu chấm than.

- Em hãy viết 3 câu, trong mỗi câu có dùng dấu hai chấm.

- Em hãy viết 2 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Gạch chân dưới bộ phận đó.

- Em hãy viết 2 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Gạch chân dưới bộ phận đó.

- Em hãy viết 3 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? gạch chân dưới bộ phận đó.

- Em hãy viết 2 câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Gạch chân dưới bộ phận đó.

Bài 3: Em hãy cho biết những câu sau thuộc mẫu câu gì? Hãy gạch chân

dưới các từ chỉ hoạt động có trong câu.

a. Cha làm cho con một chiếc chong chóng bằng lá dừa. b. Chị đưa tôi đến trường từ rất sớm.

c. Chị tập thể dục ngồi sân.

Trong phân mơn Luyện từ và câu, HS lớp 3 đã được học về dấu chấm hỏi và dấu chấm than. Như vậy, ngoài các mẫu câu đã học: Ai là gì? Ai làm

gì? Ai thế nào? GV cần hướng dẫn HS viết thêm các câu thuộc kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán và câu mệnh lệnh. HS sẽ có điều kiện phát triển kĩ năng vận dụng các loại câu theo đúng mục đích nói trong thực hành giao tiếp hàng ngày và tiến đến việc sử dụng dấu câu, kiểu câu thành thạo khi viết đoạn văn. (Lê Thị Ngọc Điệp, 2013)

Để giúp HS tích luỹ và mở rộng vốn từ, chúng tôi thường xuyên thiết kế và sử dụng những dạng bài tập trên, linh hoạt với các chủ đề khác nhau cho HS luyện tập thực hành. Việc tích hợp mở rộng vốn từ ở phân mơn Tập đọc, Luyện từ và câu cũng góp phần khơng nhỏ đến việc cung cấp cho các em vốn từ loại nhất định trong giờ học.

2.3.3. Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, liên kết ý trong đoạn văn

HS lớp 3 chưa được học về các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn. Tuy vậy, để giúp HS viết đoạn văn được liền mạch, thể hiện đúng nội dung của chủ đề, chúng tôi đi từ việc giúp HS nhận diện các hiện tượng liên kết câu trên ngữ liệu, từ đó rút ra những vấn đề mang tính khái qt để hướng HS vào quá trình giao tiếp cụ thể.

Mục đích của dạng bài tập này nhằm giúp HS hình thành và rèn kĩ năng sắp xếp câu văn theo đúng trình tự, đảm bảo tính mạch lạc của đoạn văn. Sử dụng liên kết câu phù hợp, tránh tình trạng kể hoặc liệt kê sao cho đủ số câu theo quy định của đề bài.

Bài 1: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp

A B

Buổi sáng, xe cộ Các cầu thủ Mở đầu buổi biểu diễn

Đêm xuống, đèn điện

là tiết mục xiếc thú rất thú vị. đi lại tấp nập trên đường.

lấp lánh như sao sa. đã thi đấu hết sức mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh​ (Trang 57 - 74)