Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
3.3.1 Diễn biến quá trình thực nghiệm
3.3.1.1 Diễn biến buổi 1
Mơ tả diễn biến Hình ảnh
Hoạt động 1 – Khởi động
Trong buổi học đầu tiên, GV làm quen với HS. Các nhóm HS đã được sắp xếp chia thành 6 nhóm, và ngồi theo vị trí một nhóm gồm 2 dãy HS ngồi đối diện nhau để thuận lợi làm việc nhóm.
GV đặt vấn đề bằng cách giới thiệu một số loại cây trồng và trao đổi với HS về việc chăm sóc cây, đặc biệt là tưới nước cho cây. GV đặt vấn đề HS tìm hiểu độ ẩm của các loại cây trồng.
Khi GV hỏi về độ ẩm phù hợp cho các loại cây khác nhau, HS phát biểu và nhận ra được rằng mỗi loại cây tùy điều kiện phát triển sẽ cần một mức độ ẩm nhất định.
GV phân chia cho mỗi nhóm phụ trách chăm sóc một loại cây và các nhóm ghi nhận thơng tin độ ẩm thích hợp với loại cây của nhóm.
Hoạt động 2 – Đặt vấn đề
Khi trao đổi về tình huống nếu phải vắng nhà vài ngày làm sao có thể đảm bảo việc cấp đủ nước cho cây. Các nhóm HS trao đổi và đưa ra một số phương án: nhờ hàng xóm,… trong đó có một nhóm đã nêu được ý kiến làm hệ thống tưới nước tự động. GV dựa vào ý kiến của HS để tổng hợp và đặt nhiệm vụ cho chủ đề.
Hoạt động 3 – Hình thành sơ đồ tư duy về hệ thống tưới tự động
GV hình thành sơ đồ tư duy cho HS, nêu ra các bộ phận trong hệ thống tưới tự động. HS nêu được để tưới nước một cách tự động thì sử dụng máy bơm để bơm nước.
Hoạt động 4 – Tìm hiểu về cảm biến độ ẩm
GV giới thiệu cảm biến độ ẩm và đặt vấn đề cảm biến độ ẩm xuất tín hiệu đầu ra là giá trị hiệu điện thế.
GV đặt ra hai nhiệm vụ cho HS. Tạo mơi trường đất có độ ẩm
đúng bằng ngưỡng độ ẩm thích hợp với cây trồng HS chọn một giá trị độ ẩm ngưỡng.
Đo hiệu điện thế đầu ra AO của cảm biến độ ẩm .
Mỗi nhóm nhận được một bộ dụng cụ thí nghiệm được sử dụng để HS khảo sát độ ẩm của đất và tín hiệu đầu ra thơng qua cảm biến độ ẩm.
Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm thực hiện hai nhiệm vụ.
HS dựa vào công thức độ ẩm, tính khối lượng nước cần đong từ khối lượng riêng của nước, HS suy ra khối lượng nước cần tưới, tiến hành đong
nước tạo môi trường độ ẩm tương ứng với loại cây của nhóm.
HS đo hiệu điện thế giữa hai cực AO và GND trên cảm biến độ ẩm bằng cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng. Hoạt động 5 – Tổng kết
GV yêu cầu HS đọc kết quả thí nghiệm và tổng kết lại buổi 1.
HS phát biểu được giá trị cho ra của cảm biến là giá trị hiệu điện thế và nêu được nhiệm vụ tổng quát là chế tạo một hệ thống tưới tự động.