.Hệ thống chiến lược chức năng

Một phần của tài liệu Đề tài " “Giải pháp hoàn hiện hoạt động xây dựng chiến lược tại Ngân hàng Công thương Việt Nam" pdf (Trang 49 - 52)

Hệ thống chiến lược chức năng là các chiến lược cho từng lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng với mục đích nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động và đạt được những mục tiêu của chiến lược kinh doanh tổng thể.

Một số chiến lược cơ bản trong chiến lược kinh doanh ngân hàng :

4.3.1.Chiến lược nguồn vốn

Chiến lược nguồn vốn là một trong những chiến lược quan trọng nhất của Ngân hàng, đó là nhân tố quyết định mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Chiến lược nguồn vốn được xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn

Chiến lược nguồn vốn của các NHTM thường liên quan đến các vấn đề như nhu cầu sử dụng vốn, chi phí đầu vào của nguồn vốn huy động, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động..

4.3.2.Chiến lược đầu tư

Mục đích của chiến lược này để đổi mới và nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản có, đảm bảo tốc độ tăng trưởng chung của tổng tài sản có..

Chiến lược đầu tư liên quan đến nhiều vấn đề như kế hoạch triển khai hoạt động đầu tư, kế hoạch xây dựng và quản lý danh mục đầu tư, mở rộng thị trường đầu tư…

Chiến lược marketing có mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng trước những thay đổi của cầu thị trường và của đối thủ, đồng thời chuẩn bị phương án ứng phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kỳ chiến lược.

- Các giải pháp chiến lược marketing chủ yếu thường là các giải pháp gắn với các vấn đề như nghiên cứu thị trường nhằm xác định tiềm năng thị trường; lựa chọn đối tượng mục tiêu; các giải pháp gắn với chiến lược sản phẩm nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng cơ hội phát triển thị trường; các giải pháp gắn với xây dựng và củng cố hệ thống kênh phân phối; các giải pháp làm cơ sở cho chính sách giá cả; các giải pháp gắn với lĩnh vực tuyên truyền và quảng cáo; các giải pháp đảm bảo các nguồn lực tài chính và vật chất cần thiết để thực hiện các mục tiêu của chiến lược marketing…

4.3.4.Chiến lược về tổ chức bộ máy quản trị và điều hành

Mục đích của các NHTm thường đặt ra hiện nay là trở thành một Ngân hàng TM hiện đại, tổ chức bọ máy tinh gọn, phù hợp với một Ngân hàng đa sở hữu, tránh chồn chéo, giảm chi phí quản lý, đảm bảo khả năng quản lý điều hành, phân định rõ chức năng của các bộ phận..

Chiến lược này thường liên quan đến các vấn đề như: Cơ cấu tổ chức,mơ hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

4.3.5.Chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường lao động, đảm bảo điều kiện nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát của một thời kỳ chiến lược xác định.

Trong mỗi thời kỳ chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu cụ thể cho chiến lược nguồn nhân lực. Các mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực quy định các nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ chiến lược. Đó là các nhiệm vụ sau:

- Đảm bảo số lượng lao động - Đảm bảo chất lượng lao động

- Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động gồm trang thiết bị bảo hộ lao động, thời gian lao động và nghỉ ngơi…

Trong mỗi thời kỳ chiến lược cụ thể, mỗi Ngân hàng có thể hình thành các giải pháp chiến lược về nguồn nhân lực khác nhau. Chiến lược này thường bao gồm các vấn đề như: Số lượng và cơ cấu lao động, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, năng suất lao động, điều kiện lao động và thù lao lao động..

4.3.6.Chiến lược phát triển công nghệ

Công nghệ thông tin được các NHTM xác định là lĩnh vực then chốt, là cơ sở nền tảng cho việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Chiến lược phát triển công nghệ liên quan đến các vấn đè như: áp dụng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại trong các quy trình nghiệp cụ, nâng cấp, hiện đại hố cơ sở hạ tầng Cơng nghệ thơng tin, nguồn vốn cho phát triển công nghệ thông tin

4.3.7.Chiến lược quản trị rủi ro

Các NHTM đã xác định quản trị rủi ro hoạt động Ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản trị Ngân hàng. Chiến lược quản trị rủi ro của các NHTM thường bao gồm các vấn đề:

Thiết lập bộ máy giám sát, quản lý rủi ro, nghiên cứu áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro, xác định các rủi ro và xác định giới hạn cho từng loại rủi ro, các chính sách va quy trình đo lường, giám sát rủi ro..

4.3.8.Chiến lược quản lý tài chính

Chiến lược tài chính của Ngân hàng được thiết lập nhằm đảm bảo các điều kiện tài chính cần thiết cho phù hợp với các mục tiêu chiến lược đã xác định.

Nội dung chủ yếu của chiến lược tài chính đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có thể gắn với việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư; xây dựng các phương án quản trị cầu và khả năng đáp ứng tài chính cho mọi hoạt động đầu tư cần thiết; xác định các tiêu thức chiến lược tài chính dài hạn, xây dựng các phương án liên minh và hợp tác chiến lược về tài chính; hình thành các

chiến lược vốn cho các lĩnh vực hoạt động cụ thể như nghiên cứu và phát triển, sản xuất, marketing…

Cơ sở để biến các mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược tài chính thành hiện thực là hệ thống các giải pháp chiến lược cần thiết. Các giải pháp chiến lược này có thể được chia làm hai loại là các giải pháp liên quan trực tiếp đến bộ phận tài chính và các giải pháp phối hợp hoạt động giữa bộ phận tài chính với các bộ phận khác của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài " “Giải pháp hoàn hiện hoạt động xây dựng chiến lược tại Ngân hàng Công thương Việt Nam" pdf (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w