4.1 .Sứ mệnh
4.1.1 .Nội dung cơ bản của sứ mệnh
Hầu hết các chuyên gia về quản trị chiến lược cho rằng bản sứ mệnh có hiệu quả nên có 9 đặc trưng hoặc 9 bộ phận hợp thành:
Các bộ phận hợp thành đó là kết quả của 9 câu hỏi sau:
1. Khách hàng:
Ai là khách hàng của Ngân hàng? Sau khi trả lời câu hỏi này Ngân hàng cần tuyên bố rõ ràng đối tượng khách hàng phục vụ
2. Sản phẩm hoặc dịch vụ:
Sản phẩm và dịch vụ chính của Ngân hàng là gì?
Ngân hàng cần tuyên bố Ngân hàng cung cấp đa dịch vụ hay chỉ một nhóm dịch vụ nào đó. Dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng là gì?
3. Thị trường:
Ngân hàng kinh doanh tại đâu?Phạm vi hoạt động của Ngân hàng là địa phương , tồn quốc, khu vực hay tồn cầu?
4. Cơng nghệ
Cơng nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng hay khơng? Cơng nghệ có trở thành tiêu điểm mà Ngân hàng phải cải tiến và nâng cấp để tăng cường năng suất và chất lượng dịch vụ Ngân hàng không?
5. Sự quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi
Ngân hàng có ràng buộc với các mục tiêu phát triển và khả năng sinh lời đối với cổ đông hay không? Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng tích sản, vốn tự có và chỉ số ROE, để chứng minh sự tăng trưởng về quy mơ và lợi ích thoả đáng cho các cổ đơng, đồng thời cũng biểu hiện sự gia tăng giá trị Ngân hàng
6. Triết lý nhân văn:
Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên của công ty đối với sự phát triển khả năng con người, tinh thần chia xẻ những mối quan tâm, sự phát triển con người văn minh tiên tiến.
7. Tự đánh giá về mình:
Năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Ngân hàng là gì?
8. Mối quan tâm đối với hình ảnh cơng cộng:
Ngân hàng có quan tâm đến cộng đồng hay khơng? Ngân hàng có trở thành cơng dân gương mẫu tại khu vực kinh doanh, sự hoạt động của Ngân hàng có góp phần cải thiện, nâng cao mức sống công chúng và sự phát triển kinh tế địa phương nơi Ngân hàng đang kinh doanh không.
9. Mối quan tâm đối với nhân viên:
Thái độ của Ngân hàng đối với nhân viên như thế nào? Quan điểm tuyển dụng, phát triển, kích thích, tưởng thưởng, duy trì nhân viên có khả năng, cung cấp những điều kiện làm việc tốt, hứa hện cơ hội thăng tiến, lương bổng thoả đáng, bầu khơng khí làm việc thoải mái, hợp tác và tơn trọng lẫn nhau.
4.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chiến lược bao gồm mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Trong đó mục tiêu định tính là sự cam kết về các kết quả thực hiện bằng các tính chất nhất định mà Ngân hàng cần đạt được sau mỗi thời kỳ kinh doanh, ví dụ nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao vị thế, uy tín….Mục tiêu định lượng thể hiện bằng mức độ cụ thể và có thể đo lường được
Yêu cầu đầu tiên trong việc xác định mục tiêu chiến lược là phải đảm bảo tính xác đáng. Tức là phải xác định một danh mục nhất định các mục tiêu chủ chốt có ý nghĩa nhất, đồng thời sắp xếp chúng theo trật tự ưu tiên.Bên cạnh đó các mục tiêu này cần đáp ứng các yêu cầu về:
Tính cụ thể:
Mục tiêu phải thể hiện kết quả cuối cùng cần đạt được khi tiến hành những hoạt động nhất định. Nó chỉ rõ mục tiêu liên quan đến những vấn đề gì, giới hạn thời gian và không gian thực hiện.Mục tiêu càng cụ thể thì chiến lược càng rõ ràng. Thơng thường các mục tiêu ở cấp hội sở sẽ mang tính khái qt cao, cịn mục tiêu ở các chi nhánh, cấp vùng, cấp chức năng thì sẽ cụ thể chi tiết hơn.
Tính đo lường được:
Một mục tiêu phải thể hiện tính đo lường được. Do đó các mục tiêu nên được đưa ra dưới dạng các con số tuyệt đối hoặc tương đối. Tính định lượng được liên quan đến việc xác lập các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá thành tích.
Tính nhất qn:
Vì các mục tiêu thường kém nhất quán và có những mối liên hệ ngược, ví dụ lợi nhuận trước mắt thường ngược với tăng trưởng lâu dài, nới lỏng tín dụng lại làm tăng khản năng rủi ro tín dụng…vì vậy khi xác định mục tiêu chiến lược phải luôn đảm bảo chúng nhất quán với nhau. Điều này có nghĩa là chúng phải
đồng bộ và phù hợp, nhất là việc hồn thành mục tiêu nay khơng cản trở việc hồn thành mục tiêu khác.
Tính khả thi
Các mục tiêu đặt ra phải phản ảnh được nguyện vọng và phù hợp với thực lực của Ngân hàng. Những mục tiêu này phải là kết quả tổng thể hoạt độngc của Ngân hàng có thể thực hiện được trong mơi trường thực tế chứ khơng phải mơi trường giả định.
Tính linh hoạt
Các mục tiêu được hình thành trên những dự báo về tương lai, do đó chúng phải đựoc xây dựng linh hoạt tức là phải có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thực tế.
Tính thách thức
Nội dung mục tiêu phải mang tính thách thức trên cơ sở kỳ vọng cao để các nhà quản trị, nhân viên phải thực sự nỗ lực cố gắng để hoàn thành. Tuy nhiên, nếu mục tiêu được đặt ra quá cao, không sát thực tế sẽ trở nên phản tác dụng, mọi người sẽ trở nên chán nản và do đó chiến lược cũng thất bại.
Danh mục các mục tiêu trong một chiến lược kinh doanh thông dụng của một Ngân hàng thường gồm
- Chỉ tiêu tài chính và an tồn hoạt động thể hiện trên hàng loạt các chỉ tiêu như: Vốn tự có, hệ số an tồn vốn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng đầu tư, thu nhập ròng trên tài sản ( ROA), thu nhập ròng trên vốn cổ phần (ROE)…
- Các mục tiêu chiến lược về hoạt động và thị trường
+ Vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường:Lãi suất cho vay và phí dịch vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tính khác biệt của sản phẩm
+Thị phần: tỷ lệ thị phần chung mà Ngân hàng chiếm lĩnh,thị phần vốn huy động bằng VNĐ, thị phần đầu tư, thị phần huy động vốn, thị phần cho vay, thị phần tín dụng Ngân hàng cho cơng ty, thị phần các sản phẩm Ngân hàng bán lẻ..
+Cơ cấu đầu tư và hoạt động: Cơ cấu tài sản có, cơ cấu dư nợ, tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế, cơ cấu kỳ hạn cho vay và đầu tư, tỷ trọng đầu tư trên tị trường vốn…
+Thị trường mục tiêu: Địa bàn mục tiêu, khách hàng mục tiêu, ngành hàng mục tiêu, các sản phẩm chủ lực