Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gỗ trên thị trường

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SADACO Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA (Trang 34 - 35)

Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến đồ gỗ TP HCM, kết quả một số cuộc khảo sát thị trường cho thấy, có khoảng 20% doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, 80% còn lại với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm thuộc về các sản phẩm đến từ Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan... Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ việc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung toàn lực khai thác thị trường xuất khẩu với những đơn hàng lớn, sản xuất và chế biến theo mẫu mã định sẵn trên chất liệu gỗ đặc. Sản phẩm nội địa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt chủ yếu là hàng tồn kho và được bán đi với mục tiêu thu hồi vốn. Vì vậy, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt tại thị trường nội địa rất kém so với doanh nghiệp nước ngoài. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2007 các doanh nghiệp Việt Nam đã quay lại thị trường nội địa để tìm kiếm sự chắc chắn vượt qua khó khăn. Cũng chính từ việc tìm kiếm thị trường nội địa đã xác định được tiềm năng rất lớn cho mặt hàng đồ gỗ. Vì thế, đã bắt đầu có sự chú trọng đầu tư từ các doanh nghiệp Việt. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt tạo được uy tín lớn trên thị trường như Nhà Xinh, Hoàng Anh Gia Lai.... Các doanh nghiệp này có đặc điểm chung phù hợp với thị trường Việt Nam là nhắm vào đối tượng thu nhập cao, đẳng cấp với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, thi công trọn gói các công trình nội ngoại thất. Sản phẩm của họ chủ yếu làm từ gỗ đặc, một số làm từ HDF, MDF vừa mang phong cách hiện đại, sang trọng vừa thân thiện với môi trường.

Bên cạnh các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái lan,.... Phân khúc chủ yếu của họ là đối tượng thu nhập trung bình và thấp với vật liệu chủ yếu là gỗ nhân tạo, ván các loại.Một số siêu thị đồ gỗ nổi tiếng trong nước, ngoài việc tự sản xuất, cũng đang đua nhau nhập hàng Trung Quốc với số lượng lớn về

bán như hàng trong nước để được giá cao và dễ bán. Đặc điểm của sản phẩm xuất xứ nước ngoài là giá rẻ, độ bền thấp, dễ cong vênh , mẫu mã đa dạng, cầu kì, màu sắc bắt mắt. Đặc điểm này đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đại đa số người Việt Nam hiện nay. Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào phân khúc cao cấp với những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Việt ở điểm hiện đại, phong cách trẻ trung và uy tín thương hiệu. Đồng thời do tâm lý chuộng hàng ngoại đã có từ lâu đời trong lòng người Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp nước ngoài phát triển nhanh chóng và vững mạnh

Tóm lại, Việt Nam là thị trường đồ gỗ tiềm năng với sự phân hoá rõ rệt của hai phân khúc. Ở phân khúc trung và bình dân sự cạnh tranh ở mức độ thấp và chênh lệch khá cao khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải đối đầu với các doanh nghiệp mang quy mô gia đình, hoặc gia công đơn hàng theo yêu cầu của đối tác. Tuy nhiên các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,... phải trực tiếp cạnh tranh với nhau nhưng họ thường chọn phương án hợp tac liên kết để thâm nhập thị trường Việt Nam sâu rộng hơn. Ngược lại, đối với phân khúc cao cấp, là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp với nhau và với doanh nghiệp Việt Nam. Họ có đội ngũ thiết kê chuyên nghiệp, nguồn lực mạnh và nhân công tay nghề cao. Tuy nhiên xét về năng lực thì doanh nghiệp Việt tỏ ra yếu kém trước những sự liên kết mạnh mẽ của cách doanh nghiệp ngoại. Song song đó là chất lượng sản phẩm, loại chất liệu gần gũi tự nhiên, sự hoà quyện nhịp nhàng giữa gỗ và các chất liệu khác, độ bền sản phẩm và quan trọng nhất là giá trị mà sản phẩm mang lại cho không gian nội – ngoại thất. Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hết mình, liên kết với nhau để tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhằm chiếm lĩnh thị trường tiềm năng trong tương lai.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SADACO Ở THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA (Trang 34 - 35)