CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TỈNH NINH THUẬN NHỮNG NĂM TỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 69)

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục ở Ninh Thuận theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (từ nay đến năm 2010)

"Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cấp thiết bị đạt chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe và đời sống văn hóa tinh thần, vật chất của nhân dân"

" Đến năm 2010, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ thông cho lứa tuổi thanh niên ở thị xã Phan Rang-Tháp Chàm và 3 thị trấn. Trên 50% lao động trong độ tuổi (từ 18 -30) được đào tạo, học nghề và dạy nghề trong tỉnh. Mọi người trong độ tuổi lao động phải có tay nghề, có kiến thức chun mơn, chủ động tìm kiếm việc làm" [14; 57]

3.2. Mục tiêu xã hội hóa hoạt động giáo dục

Với quan điểm

"Cùng với sự phát triển theo hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin, sự nghiệp giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực là nhằm nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất và kiến thức, đạo đức và lối sông, tạo sự chuyển biến theo hướng thực hiện công bằng xã hội: Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa có ý nghĩa chiến lược đối với tỉnh nhà" [14;89]

Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận đã đề ra mục tiêu xã hội hóa hoạt động giáo dục từ nay đến 2005:

" Tiếp tục thực hiện phương châm đa dạng hóa, xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đầu tư đúng mức, đủ lớp, đủ trường, đủ giáo viên để đáp ứng 95% số người trong độ tuổi được đến trường. Thực hiện đa dạng hóa hình thức giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông..." [14; 88; 89]

Một số mục tiêu cụ thể

- Nâng tỷ lệ học sinh đã tốt nghiệp vào bậc trung học phổ thông đạt 70%.

- Củng cố kết quả xoa mù chữ, chống tái mù chữ nhất là ở vùng nơng thơn, miền núi.

- Hồn thành phổ cập trang học cơ sở tại thị xã và 3 thị trấn huyện lỵ.

- Tăng cường số học sinh ở các xã vùng núi cao, học sinh dân tộc vào các trường dân tộc nội trú.

- Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong hệ thơng giáo dục phổ thông cả về kiến thức, tư tưởng và đạo đức.

- Đào tạo đủ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp, các môn học.

- Bảo đảm 100% trường lớp trong hệ thống phổ thông ( cả đồng bằng, miền núi, ven biển) đều được kiên cố và bán kiên cố, Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đều có nhà ở, tiện nghi cho giáo viên từ xa đến.

- Chấm dứt lớp học ca ba. trang bị máy tính đến tất cả các trường trung học phổ thông, và các trường trung học cơ sở ở thị xã và 3 thị trấn.

- Khuyến khích phát triển mạnh các lớp tư thục thuộc hệ mầm non ở thị xã, thị trấn và nông thôn đặt trong sự quản lý chuyên môn của ngành giáo dục.

- Phát triển mạnh công tác đào tạo, dạy nghề tạo nguồn lao động có kiến thức, có chuyên môn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về chất lượng của thị trường lao động trong tỉnh, các khu cơng nghiệp và thị trường lao động ở nước ngồi.

- Phấn đấu để ít nhất có 70% lao động trẻ từ 18 -35 tuổi có kiến thức trung học cơ sở và 30% lao động được đào tạo nghề có chứng chỉ tại các trường chuyên nghiệp, dạy nghề , các trường đại học, cao đẳng trong, ngoài tỉnh.

3.3. Những giải pháp xã hội hóa hoạt động giáo dục cụ thể

Để thực hiện đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu XHHHĐGD mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ X đã đề ra từ nay đến năm 2010, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

3.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò quốc sách hàng đầu

của giáo dục về XHHHĐGD cho cấc ngành, các cấp, các lực lương xã

hội, các tầng lớp nhân dân và cán bậy giáo viên, công nhân viên, học

sinh, học viên ở các trường

Việc nâng cao nhận thức trong xã hội về giáo dục, XHHHĐGD sẽ góp phần quan trọng chuyển đổi hành vi xã hội theo nhận thức đó. Nên mặc dầu đã có những kết quả đáng ghi nhận, song vẫn cần phải tiếp tục tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức của quần chúng, từ chỗ còn thụ động đến mức độ ngày càng cao hơn là chủ động, tự giác, tự nguyện; cá nhân hoặc tổ chức tham gia làm giáo dục với một hiểu biết và tình cảm sâu sắc, từ đó gánh vác trách nhiệm nhiệt tình, đầy đủ hơn.

Các nội dung cần tuyên truyền

❖Về vai trò của giáo dục trong chiến lược phát triển

- Cần tiếp tục tuyên truyền các quan điểm, nội dung giải pháp của Nghị quyết TW2 khóa VIII và đặc biệt là Văn kiện Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương khóa IX (báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết TW2 Khóa VIII và phương hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010) làm sao cho tinh thần Nghị quyết đi vào cuộc sống, giúp mỗi cơ quan, tổ chức, đồn thể, gia đình, cá nhân có những hiểu biết nhất định về mục tiêu, nội dung giáo dục - đào tạo , về vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục để có thể tham gia thiết thực vào các kế hoạch đã và đang triển khai tại địa bàn công tác, nơi sinh sống.

- Tuyên truyền phổ biến "Luật giáo dục" đã được Quốc hội thông qua ngày 1/12/1999 cùng các văn bản hướng dẫn dưới luật cho toàn dân hiểu, tự giác chấp hành theo luật.

❖Về bản chất, nội dung, ý nghĩa của XHHHĐGD

Cần phải tuyên truyền để khẳng định XHHHĐGD là giải pháp mang tính chiến lược đúng đắn, là cách làm giáo dục không riêng chỉ ở Việt Nam mà là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt cần khắc phục quan niệm coi XHHHĐGD có mục đích chính là huy động sự đóng góp tiền, của trong nhân dân để phát triển giáo dục, hoặc quan niệm của một số người xem giáo dục cũng là "dịch vụ công" đồng

nghĩa với hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng minh rằng ở đâu cỏ giáo dục bị thương mại hóa hoặc được tổ chức theo kiểu dịch vụ đơn thuần thì ở đó xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại.

- Cần làm rõ vai trò lãnh đạo của cấp uy Đảng trong việc tập hợp các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội trong quá trình thực hiện XHHHĐGD.

- Với các cấp chính quyền, cần xác định rõ việc huy động các lực lượng xã hội tham gia hoạt động giáo dục ở mỗi.địa phương là hỗ trợ cho việc điều hành, chỉ đạo, quản lý của Nhà nước chứ không phải làm thay Nhà nước, nên tránh thái độ khoan trắng công tác giáo dục cho xã hội hoặc cho ngành giáo dục- đào tạo mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các lực lượng để thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục.

- Đối với các lực lượng xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền để mọi người thấy rõ hơn XHHHĐGD không chỉ mang lại kết quả cho ngành giáo dục mà cịn mang lại lợi ích cho từng cá nhân, từng hộ gia đình và cao hơn là mang lại lợi ích cho từng cộng đồng và cả quốc gia.

Hình thức tuyên truyền

- Nên biên soạn thành các tài liệu ngắn, gọn dễ hiểu để phát cho từng gia đình, cha mẹ học sinh, trường cũng kết hợp phổ biến tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, truyền hình, các buổi nói chuyện chun đề về giáo dục..hoặc thông qua diễn đàn Đại hội giáo dục hoặc Hội nghị giáo dục các cấp.

-Ở khu vực đơng dân cư, các trục lộ chính nên có khẩu hiệu, panơ,... về ý nghĩa nội dung, giải pháp thực hiện XHHHĐGD.

Biện pháp này cần được tiến hành thường xuyên liên tục, bởi lẽ giáo dục- đào tạo ln có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi mặt đời sống xã hội. Mặt khác, cần kết hợp giới thiệu những kinh nghiệm hay, điển hình tốt trong phong trào XHHHĐGD ở từng địa bàn trong tỉnh qua đó để nhân rộng điển hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)