Khái niệm xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại một số trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh​ (Trang 53 - 56)

1.4.1 .Một số đặc điểm tâm lý học sinh THCS

1.4.2. Khái niệm xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ

mẹ và con của học sinh THCS

a) Khái niệm

Khi đề cập đến xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con, một số tác giả đưa ra khái niệm như sau:

Theo tác giả Lê Minh Nguyệt, xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên là sự khác nhau, bất đồng, mâu thuẫn, va chạm giữa các yếu tố tâm lý của cha mẹ và của con trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau, được bộc lộ qua nhận thức, trạng thái cảm xúc và hành vi ở cha mẹ và con tuổi thiếu niên (Lê Minh Nguyệt, Hồ Thị Dung, Vũ Thị Khánh Linh, 2016).

Tác giả Trần Thị Tuyết Mai cho rằng XĐTL được hiểu là sự va chạm, đụng độ, chống đối lại cha mẹ khi giữa thiếu niên với cha mẹ xuất hiện những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau, do sự khác biệt về định hướng giá trị, nhu cầu, sở thích, tình cảm và thói quen của các em với cha mẹ trong cuộc sống. XĐTL vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực (Trần Thị Tuyết Mai, 2014).

Thơng qua các khái niệm trên chúng ta có thể nhận thấy đặc trưng cơ bản của XĐTL giữa cha mẹ và con như sau:

(1) Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con được là một hiện tượng tâm lý xã hội, phản ánh mối quan hệ liên nhân cách giữa cha mẹ và con trong gia đình.

(2) Trong q trình tương tác, giữa cha mẹ và con ln xuất hiện sự khác nhau, mâu thuẫn, đối lập về các yếu tố tâm lý trên các mặt nhận thức, thái độ và hành động. (3) Trên bình diện sự phát triển tâm lý lứa tuổi, nguyên nhân gây nên XĐTL giữa cha mẹ và con là sự khác biệt về nhận thức của cha mẹ và con.

Tóm lại, Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con là sự khác nhau, đối lập, bất

đồng, mâu thuẫn giữa các yếu tố tâm lý, ý thức của cha mẹ và con trong sự tương tác lẫn nhau với nhau biểu hiện qua nhận thức, cảm xúc, hành vi.

Dựa vào khái niệm “xung đột tâm lý cha mẹ và con” và “kỳ vọng thành tích học tập” ở trên, tác giả đưa ra khái niệm “xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh”

XĐTL về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con là sự khác nhau, đối lập, bất đồng, mâu thuẫn về việc cha mẹ và con có sự mong đợi đạt kết quả kiến thức, kỹ năng, năng lực trong học tập thông qua kết quả đo lường, đánh giá một cách định tính và định lượngkhác nhau, được biểu hiện qua các mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi.

b) Biểu hiện xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập học sinh lớp 9

Trên cơ sở nghiên cứu các biểu hiện xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con học sinh THCS, khái niệm và 5 mức độ biểu hiện xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con của tác giả Lê Minh Nguyệt (2016), các biểu hiện xung đột tâm lý trên mặt nhận thức, cảm xúc hành vi của các nghiên cứu đi trước như Đỗ Hạnh Nga (2014), Nguyễn Đình Mạnh (2007), Nguyễn Thị Hiền (2017), Đinh Thị Kim Thoa... ; khái niệm kỳ vọng thành tích học tập và biểu hiện kỳ vọng thành tích học tập, tác giả đưa ra biểu hiện xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập ở các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi:

Mặt nhận thức:Đó là những bất đồng quan điểm về nội dung những mong đợi

trong hoạt động học tập của con cụ thể là thành tích học tập. Con với cha mẹ bất đồng về:

 Mong muốn về điểm trung bình các mơn học riêng (ĐTB Toán, ĐTB Văn,

ĐTB Sử, ĐTB Thể dục..)

 Mong muốn về kết quả thi vào lớp 10 trường THPT cơng lập thuộc nhóm

trường có điểm đầu vào cao hoặc trường phổ thông năng khiếu

 Mong muốn về điểm trung bình các mơn năng khiếu (Âm nhạc, Mỹ Thuật,

Thể dục); các mơn khoa học tự nhiên (Tốn, Lý, Hóa, Sinh); các mơn xã hội (Văn, Sử, Địa, Ngoại Ngữ).

 Mong muốn về nhận xét của giáo viên về kết quả học tập

 Mong muốn về điểm trung bình tất cả các mơn học cuối học kỳ (HKI, HKII)  Mong muốn về khả năng xây dựng nề nếp và phương pháp học tập của bản

thân để đạt được kết quả tốt.

Mặt cảm xúc, mặt hành vi:Đó là mức độ có những “trạng thái cảm xúc” kèm

giữa cha mẹ và con về kỳ vọng thành tích học tập, từ mức độ xung đột thấp cho đến mức độ xung đột cao cụ thể: từ mức độ 1: Sự đồng nhất (tiêu cực) đến mức độ 5:

xung đột gay gắt.

Tác giả Đỗ Hạnh Nga (2005) có chỉ ra một số biểu hiện cụ thể trên mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi khi xảy ra ở 3 mức độ XĐTL trong giai đoạn phát triển XĐTL như sau:

Mức độ 1: Xung đột chuyển từ trạng thái tiềm ẩn sang đối đầu cơng khai, con

có những biểu hiện + Cảm xúc: uất ức.

+ Hành vi: im lặng khơng cãi lại dù đúng hay sai; có em chịu sửa chữa lội lầm nhưng có em vẫn tiếp tục làm theo ý muốn của mình.

Mức độ 2: Xung đột tâm lý ở mức trung bình – tiếp tục leo thang đến mức đối

đầu

+ Cảm xúc: cảm xúc uất ức tăng cao, cảm giác tổn thương nặng nề.

+ Hành vi: Cãi lại nếu điều đó các em cho là không đúng; đánh trống lảng, lờ đi và làm việc khác; bịt tai lại không nghe và tỏ thái độ bất cần.

Mức độ 3: Xung đột rất gay gắt khơng thể điều hịa được

+ Cảm xúc: cảm xúc uất ức tăng cao

+ Hành vi: Cố tình làm trái ý cha mẹ, tránh gặp mặt cha mẹ, chống cự lại cha mẹ khi cha mẹ đánh, bỏ nhà đi nếu không chấp nhận yêu cầu.

Dựa trên mức độ XĐTL của tác giả Lê Minh Nguyệt (2016); biểu hiện XĐTL về các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi của các tác giả đi trước, cùng với quá trình quan sát, phỏng vấn học sinh lớp 9 tác giả đưa ra các biểu hiện về cảm xúc và hành vi của học sinh lớp 9 khi có XĐTL về KVTTHT từ mức độ 1(sự đồng nhất – khơng có xung đột) đến mức độ 5(xung đột biểu hiện ra bên ngoài và trở nên gay gắt) như sau :

Mức độ 1( Sự đồng nhất tiêu cực –xung đột tiềm ẩn), cha mẹ và con có sự

thống nhất trong nhận thức về KVTT HT, các trạng thái cảm xúc âm tính đi kèm như khơng thích, khó chịu; và các hành vi như im lặng, không cãi nhưng chỉ làm theo

Mức độ 2 (Sự khác nhau): Giữa cha mẹ và con có sự khác nhau ít trong nhận

thức về KV TTHT nhưng chưa gay gắt, các cảm xúc đi kèm như buồn rầu, khóc; và hành vi nói dối hoặc đánh trống lảng lờ đi làm việc khác, lạnh lùng với cha mẹ.

Mức độ 3 (Sự đối lập): Giữa cha mẹ và con có sự khác nhau rõ rệt về mặt nhận thức, xung đột dần trở nên gay gắt; cảm xúc giận giữ, ấm ức; hành vi biểu hiện bên ngồi như bịt tai khơng nghe, bỏ đi chỗ khác, cằn nhằn, than vãn, điệu bộ vùng

vằng, ánh mắt giận giỗi.

Mức độ 4 (Mâu thuẫn): Giữa cha mẹ và con có sự mâu thuẫn trong nhận thức,

sự chống đối này chưa đến mức đối kháng nhưng vẫn có thể điều hịa được nhưng có

những cảm xúc tiêu cực đi kèm như sợ hãi, lo sợ; và hành vi Lớn tiếng cãi lại cha

mẹ, Cố tình làm trái ý cha mẹ.

Mức độ 5 (Xung đột gay gắt): Giữa cha mẹ và con có sự bất đồng gay gắt trong nhận thức và khơng thể điều hịa được, bộc lộ rõ rệt ra bên ngồi, có cảm xúc

kèm theo là : cảm thấy tức lộn ruột, nghẹn cổ; căm ghét hành vi: chống cự lại khi

cha mẹ đánh,bỏ nhà đi hoặc bỏ học nếu cha mẹ không chấp nhận yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 tại một số trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)