1.4.1 .Một số đặc điểm tâm lý học sinh THCS
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học
tập giữa cha mẹ và con học lớp 9.
a) Yếu tố khách quanthuộc về cha mẹ
Cha mẹ không hiểu đầy đủ những đặc điểm tâm lý của con: Khi con bước vào tuổi thiếu niên (11 -12 đến 14 – 15 tuổi) thì cha mẹ các em bước vào tuổi trung niên (40 – 50 tuổi). Trong nhận thức của nhiều bậc cha mẹ, con lúc nào cũng nhỏ và cần phải dạy dỗ nhiều do đó cha mẹ vẫn thường áp dụng các biện pháp giáo dục cứng nhắc chứ chưa quan tâm đến những đặc điểm tâm lý của con, vẫn kiểm soát con một cách chặt chẽ và muốn con đạt được những điều cha mẹ đặt ra.
Đặc điểm nghề nghiệp của cha mẹ: Khi con ở vào lứa tuổi học sinh THCS thì phần lớn cha mẹ bước vào tuổi trung niên và đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế thị trường như hiện nay thì cha mẹ dễ bị áp lực công việc, mệt mỏi nên thời gian cha mẹ gần gũi với con hạn chế và uy tín của cha mẹ đối với con giảm sút.
Phong cách nuôi dạy con của cha mẹ: Nhiều cha mẹ ln cho rằng con cịn nhỏ và không thể tự quyết định được, do đó cha mẹ thường có thái độ giáo dục rất
nghiêm khắc, cha mẹ thường quát mắng, đánh đập con khi con không vâng lời. Cách giáo dục này khơng cịn phù hợp với con ở lứa tuổi này nữa. Đặc biệt, “đối với cha mẹ Á Đơng trong đó có Việt Nam, nơi cha mẹ thường tạo ra áp lực rất nặng nề về việc đỗ đạt của các con, khơng phải vì tương lai trẻ mà cịn vì tự ái của bản thân” (Trần Đình Tuấn, 2015), chính những mong muốn của cha mẹ vơ tình gây nên áp lực trong học tập cho con có thể là nguyên nhân gây ra xung đột.
b) Yếu tố chủ quan thuộc về phía con
- Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và thiếu niên xảy ra do quá trình hình thành và phát triển tâm sinh lý của thiếu niên diễn ra không cân đối. Cùng với sự phát triển của giai đoạn tuổi dậy thì khiến các em dễ trở nên ức chế, uể oải, thờ ơ; một số khác trở nên cáu kỉnh, mất bình tĩnh.... khiến các em có những phương pháp giải quyết xung đột khác nhau từ sự lựa chọn của mình. Bên cạnh đó học sinh 13 – 15 tuổi có những chuyển biến căn bản trong nhận thức, thay đổi mối quan hệ giữa tư duy hình
tượng cụ thể với tư duy trừu tượng, các em có khuynh hướng không tin tưởng một cách mù qng vào uy tín của cha mẹ, muốn có ý kiến riêng, có quan điểm của bản thân, có thái độ phê phán những câu nói trong biểu hiện hành vi của cha mẹ (Đỗ
Hạnh Nga, 2014).
- Nhu cầu tự khẳng định: Nhu cầu tự khẳng định ở lứa tuổi này chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các nhu cầu, các em muốn tự khẳng định sự độc lập của mình, được làm những điều mình muốn, các em chỉ tập trung học những môn học mà các em hứng thú hoặc theo nhóm bạn của mình. Nếu cha mẹ không nhận ra hoặc thiếu sự tôn trọng nhu cầu độc lập của thiếu niên ở giai đoạn này, rất dễ trở thành nguyên nhân gây xung đột.
- Những đặc điểm giới tính: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các em nữ thường quan tâm nhiều hơn các em nam về những điều mà cha mẹ nghĩ về mình, dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn nhiều trước những lời phê bình, chế nhạo...
- Bạn bè và nhu cầu giao tiếp bạn bè: Lứa tuổi học sinh THCS có động cơ kết bạn sâu sắc trên cơ sở cùng hứng thú, cùng sở thích, tơn trọng và u thương lẫn nhau và dần hình thành những nhóm bạn như nhóm yêu mơn tốn, nhóm bạn u bóng đá... sự ảnh hưởng của nhóm bạn trong học tập liên quan đến thái độ của các
em đối với các môn học mà các em lựa chọn, chú trọng học môn này bỏ bê mơn khác, hoặc các hình thức học tập khác nhau. Chính điều này dẫn đến mong muốn, kỳ vọng về kết quả học tập khác nhau của mỗi em.
Tiểu Kết Chương 1
Điểm qua lịch sử nghiên cứu về XĐTL giữa cha mẹ và con trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều quan điểm và hướng tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, nguyên nhân, cách giải quyết xung đột tuy nhiên dạng XĐTL về KVTHT vẫn chưa có nhiều nghiên cứu.
Dựa trên quan điểm của nhiều tác giả nghiên cứu về kỳ vọng, XĐTL tác giả xin đưa ra các khái niệm tạo lập trong đề tài như sau:
Kỳ vọng thành tích học tập là một yếu tố cấu thành tự đánh giá của cá nhân trong lĩnh vực học tập sự mong đợi, chờ đợi ở bản thân (hoặc người khác) đạt được kết quả về kiến thức, kỹ năng, năng lực nhất định được biểu hiện bằng kết quả thông qua quá trình đo lường, đánh giá của trường học một cách định tính hoặc định lượng.
Theo đó XĐTL là sự khác nhau, đối lập, bất đồng, mâu thuẫn giữa các yếu tố tâm lý ý thức của cá nhân hoặc trong sự tương tác giữa các cá nhân với nhau biểu hiện qua các mặt nhận thức, thái độ, hoạt động (hành vi).
XĐTL về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con là sự khác nhau, đối lập, bất đồng, mâu thuẫn về việc cha mẹ và con có sự mong đợi, chờ đợi đạt kết quả kiến thức, kỹ năng, năng lực trong học tập thông qua kết quả đo lường, đánh giá một cách định tính và định lượng là khác nhau; được biểu hiện qua các mặt nhận thức – cảm xúc – hành vi.
XĐTL bao gồm có nhiều mức độ khác nhau, tác giả lựa chọn cách phân loại mức độ XĐTL về KVTTHT giữa cha mẹ và con của học sinh lớp 9 theo 5 mức độ: Sự đồng nhất – Sự khác nhau - Sự đối lập – Mâu thuẫn – Xung đột gay gắt; những biểu hiện chính của XĐTL thể hiện trên cả ba mặt: Nhận thức, cảm xúc, hành vi.
Có nhiều cách thức giải quyết XĐTL về KVTTHT như Lảng tránh, trao đổi trị truyện, tìm kiếm người trung gian hịa giải.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến XĐTL về KVTTHT giữa cha mẹ và con, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu các yếu tố giới tính, học lực, hạnh kiểm, thứ bậc con trong gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ.
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN XUNG ĐỘT TÂM LÝ VỀ KỲ VỌNG THÀNH TÍCH HỌC TẬP GIỮA CHA