c. Sơ đồ các bước khi phay
1.3. Những xu hƣớng nghiên cứu gần đây về bù sai số cho máy CNC.
Thực tế trên thế giới nghiên cứu bù sai số không phải là đề tài mới. Đã có nhiều công trình của các tác giả nƣớc ngoài đã công bố nhƣ Chana Raksiri và Manukid [6] đã đề xuất một mô hình bù sai số độc lập bằng cách tính toán các sai số hình học do lực cắt trên các máy phay CNC. Bù sai số cho trung tâm gia công nhiều trục, đề tài đã xây dựng hệ thống bù sai số tĩnh từ thuật toán nội suy element- free dựa trên phƣơng pháp Garlerkin để dự báo sai số và phƣơng pháp bù phần mềm hồi quy và phần biến đổi mã NC.
Ở nƣớc ta các trung tâm gia công và máy CNC cũng đã đƣợc sử dụng phổ biến trong sản xuất. Tuy nhiên việc nghiên cứu cải tiến và nâng cao độ chính xác của máy CNC còn hạn chế. Một vài năm trở lại đây đã có một số đề tài nghiên cứu về bù sai số nhƣ [4], [5],[ 6]. Mỗi đề tài đề cập về một vấn đề bù sai số nhƣ: Xác định dữ liệu cho việc tính toán lượng bù dao khi gia công trên các máy tiện [4 ],
nghiên cứu nâng cao độ chính xác của các chi tiết hình học phức tạp khi gia công
trên trung tâm phay trục [5 ], nghiên cứu bù sai số vị trí bằng bộ điều khiển [6 ]
Nhƣng các đề tài chỉ đƣa ra mô hình lý thuyết và chƣa đƣa ra đƣợc mô hình cụ thể để tính toán lƣợng bù. Trên cơ sở khai thác tính năng của máy CMM - C544 hiện có tại trƣờng Đại Học KTCN Thái Nguyên, máy CNC tại cơ sở sản xuất, tác giả đã lựa chọn đề tài nâng cao độ chính xác của một họ chi tiết khi gia công trên máy CNC dựa theo nguyên tắc bù sai số dịch chuyển vị trí theo các phƣơng [3]. Áp dụng lý thuyết tối ƣu hoá thực nghiệm từ đó thiết kế thí nghiệm để tìm ra khoảng tối ƣu của lƣợng bù toạ độ sao cho độ chính xác của chi tiết đạt đƣợc là lớn nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn