III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.2. Nhận định chung về tình hình xây dựng CSDL mơi trường
• Về thiết kế hệ thống:
Các kết quả trình bày, thống kê về tình hình xây dựng CSDL mơi trường đã cho thấy tình hình xây dựng CSDL mơi trường hiện nay rất phong phú, đa dạng, khối lượng công việc lớn một phần đáp ứng yêu cầu quản lý, chia sẻ thông tin dữ liêu tuy nhiên cần thay đổi phù hợp với tình hình và yêu cầu mới, đặc biệt theo quy định chính phủ điện tử 2.0 của ngành Tài nguyên môi trường được quy định tại Quyết định số 3196/QĐ-BTNTM, ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường, phiên bản 2.0.
Cơng nghệ sử dụng khơng thống nhất, có đơn vị sử dụng mã nguồn mở, đơn vị sử dụng sản phẩm thương mại hóa khi xây dựng Website/Portal như: CSDL phục vụ kiểm sốt ơ nhiễm xun biên giới qua hệ thống sông Hồng (Firebird); Website Thông tin dữ liệu không gian môi trường (PostgresSQL, Java). Hệ quản trị CSDL sử dụng tùy thuộc nhu cầu, quy mô, không giống nhau. Các hệ quản trị chủ yếu: SQL Server, Oracle, PostgresSQL.
Chuẩn dữ liệu không gian: dùng nhiều định dạng, chưa thống nhất. Các định dạng sử dụng như ArcGIS, MapInfo, MicroStation. Việc xây dựng phần lớn chưa theo chuẩn chung (chuẩn quốc tế) cho nên khả năng tích hợp, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống là không khả thi. Chưa thống nhất các quy định khi thiết kế CSDL (form mẫu trình bày, các yêu cầu, đối tượng, ràng buộc giữa các đối tượng).
• Về nội dung chuyên môn:
- Cho đến thời điểm thực hiện dự án/nhiệm vụ (từ 2011 trở về trước), chưa có quy định chung về nội dung dữ liệu.
- Các đơn vị thực hiện việc xây dựng dữ liệu chưa theo một định hướng chung, thống nhất, căn cứ theo từng chương trình, nhiệm vụ. Do đó, có hệ CSDL đi sâu vào một lĩnh vực (Đăng ký chất thải, Quản lý hồ sơ ĐTM), có hệ CSDL lĩnh vực rất rộng, bao quát sang lĩnh vực không thuộc trách nhiệm. Do vậy, hiện đã xảy ra một số chồng chéo về dữ liệu.
- Dữ liệu nền địa lý: Các CSDL GIS đều thực hiện làm dữ liệu nền địa lý: nguồn dữ liệu không rõ, các lớp dữ liệu nền thực hiện lấy/bỏ (trên cơ sở quy định về bản đồ nền địa lý) chưa thống nhất
- Dữ liệu về CSSX, KCN,…: một số đơn vị đều làm thể hiện bằng các đối tượng thực thể dữ liệu: doanh nghiệp, cơ sở, nguồn ô nhiễm, khu công nghiệp,...
(CSDL thanh tra, CSDL về kiểm sốt ơ nhiễm, CSDL nguồn thải của Trung tâm QTMT, CSDL chất thải nguy hại.
- Dữ liệu về quan trắc, lấy mẫu: nhiều đơn vị cùng làm, chưa thống nhất về thiết kế cấu trúc dữ liệu quan trắc (Cục KSON, Trung tâm QTMT, Cục QLCT, Thanh tra).
- Dữ liệu về ĐTM: các CSDL của Thanh tra, Cục ĐTM đều lưu thông tin về ĐTM của các doanh nghiệp (CSSX, KCN,…).
• Về phạm vi khơng gian: CSDL được xây dựng phong phú, phục vụ các
nhu cầu riêng của từng đơn vị. Tuy nhiên, nội dung CSDL vừa thiếu, vừa thừa, dữ liệu phân tán và chưa có sự liên kết giữa các đơn vị.
• Về an tồn, bảo mật cho hệ thống:
- Công nghệ sử dụng cho xây dựng CSDL rất đa dạng, chưa thống nhất, vấn đề an toàn bảo mật dữ liệu, CSDL chưa được chú trọng và quan tâm. Chỉ một số đơn vị có trang bị hệ thống quan tâm đến an tồn, bảo mật dữ liệu
- Công tác quản trị CSDL khác nhau, đa phần các đơn vị chưa có cán bộ, đội ngũ có trình độ và chun trách cơng việc này.
•Về hiệu quả sử dụng:
- Các cơ sở dữ liệu và website hiện chưa được các đơn vị sử dụng chính trong cơng tác điều hành tác nghiệp và quản lý của đơn vị.
- Một số CSDL được các đơn vị tư vấn xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý.