Thao tác áp dụng tính năng kéo thả vào đối tượng

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm microsoft powerpoint và activinspire thiết kế các hoạt động dạy học tương tác trong dạy học hóa học ở trường phổ thông​ (Trang 52)

Một số lưu ý khi thực hiện tính năng Drag and Drop:

- Để tệp có thể nhúng kèm theo mã lệnh kéo thả sau khi đóng trình duyệt phục vụ cho mục đích sử dụng lâu dài cần lưu tệp trình chiếu dưới dạng lưu kèm mã lệnh bằng các khi lưu tệp tại mục “Save as type” ta chọn “PowerPoint Macro-Enabled Presentation” thay vì “Powerpoint Presentation” như bình thường.

- Để điều chỉnh thời gian di chuyển đổi tượng ta nhấn tổ hợp phím “Alt + F11”, chọn Module “Drag and Drop”, tại hộp thoại tìm dịng chữ “Const DropInSeconds = 3” và thay 3 bằng số giây di chuyển.

Có thể sử dụng tính năng Drag and Drop để thiết kế các hoạt động dạy học phân loại, điền khuyết, sắp xếp các đối tượng… như vậy cũng bằng phần mềm MS Powerpoint quen thuộc nhưng HS có thể thao tác các lệnh kéo, thả lên các đối tượng được dễ dàng và đương nhiên sẽ giúp việc khai thác tính năng của BTT được hiệu quả hơn.

Nhìn chung MS Powerpoint có thể giúp GV biên soạn các hoạt động dạy học tương tác. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là phần mềm soạn thảo bài trình chiếu đơn giản, các tính năng của nó vẫn chưa phát huy được tối đa vai trị của BTT hoặc nếu có cũng địi hỏi thao tác thực hiện phức tạp vì thế cần thiết phải bổ sung phần mềm khác làm tốt vai trò tương tác hơn để giới thiệu trong tài liệu.

2.4.2. Phần mềm Activinspire

Activinspire hỗ trợ tối đa cho GV về công nghệ, kỹ năng dạy học tương tác, đồng thời, tạo ra một môi trường học tập mang tính liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong lớp học. Với đặc tính chuyên dụng giúp thiết kế các hoạt động dạy học tương tác Activinspire cung cấp một số tính năng ưu việt giúp người dạy khai thác và tăng cường tính tương tác trong lớp học như hệ thống hộp cơng cụ, trình duyệt, các tính năng đặc biệt như thùng chứa, mực thần kỳ, …

Hộp công cụ

Là hệ thống các giáo cụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình thiết kế và trình chiếu bài dạy. Ứng với những mục đích khác nhau mà người dạy có thể chuyển đổi các công cụ để bài dạy tương tác được diễn ra trơi chảy và phát huy tối đa tính tích cực của HS.

Hình 2.14. Một số cơng cụ thường sử dụng trong phần mềm Activinspire

Hệ thống các trình duyệt

Trình duyệt cho phép GV thay đổi, điều chỉnh các thuộc tính, thao tác của từng đối tượng cụ thể từ đó xây dựng bài học được dễ dàng, linh hoạt tùy theo mục đích và u cầu của từng bài học. Nhờ có các trình duyệt, GV có thể biên soạn được nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn kích thích được sự tị mị và quan tâm của HS từ đó giúp q trình lĩnh hội kiến thức của HS được diễn ra thú vị hơn.

Phần mềm Activinspire có tổng cộng 7 trình duyệt với các chức năng riêng biệt bao gồm:

- Trình duyệt trang: Giúp thao tác với các trang trong một Flipchart như sao chép, xóa bỏ, điều chỉnh thứ tự các trang, …

- Trình duyệt tài nguyên: Trình duyệt này giúp GV chèn các tài nguyên từ máy tính các tài ngun có sẵn của Activinspire hoặc trên website. Các tài ngun này có thể là những hình ảnh, đoạn phim, đoạn âm thanh, trò chơi, biểu đồ, … phục vụ cho mục đích học tập.

- Trình duyệt đối tượng: Trình duyệt này giúp GV dễ dàng quản lý thứ tự sắp xếp, vị trí xếp đặt các đối tượng trong cùng một trang.

- Trình duyệt ghi chú: Trình duyệt này giúp GV ghi lại những ghi chú về trang trình chiếu (những lưu ý, những hoạt động, …) nhằm dễ dàng cho việc tái sử dụng Flipchart. - Trình duyệt thuộc tính: Trình duyệt này giúp GV điều chỉnh thuộc tính của từng đối tượng trong trang trình chiếu.

- Trình duyệt thao tác: Trình duyệt này cho phép ta thực hiện một thao tác nào đó khi nhấn chuột vào một đối tượng cụ thể (tương tự Trigger của MS Powerpoint).

- Trình duyệt bỏ phiếu: Tích hợp với cơng cụ Activvote, hỗ trợ thu nhận ý kiến của HS trong quá trình thực hiện bài học.

.

Hình 2.15. Các trình duyệt trong phần mềm Activinspire

Bằng hệ thống các cơng cụ và trình duyệt hiện đại, đa dạng, Activinspire dần thể hiện vai trò là phần mềm sáng giá nhất để thiết kế các hoạt động dạy học tương tác.

Thùng chứa là tính năng thiết lập để đối tượng A chỉ chứa đối tượng B hoặc nhóm đối tượng C đã cài đặt khi kéo B, C vào A, nếu B và C khơng được kéo vào đúng vị trí của A thì chúng sẽ quay trở lại vị trí ban đầu.

Có thể dùng tính năng “Thùng chứa” để thiết kế các hoạt động phân loại, nhận thức chất hóa học hoặc bài tập điền khuyết, …. Việc ứng dụng tính năng thùng chứa vào bài dạy tương tác, sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú với hoạt động đồng thời giúp HS nhận biết ngay bài làm của mình đã đúng hay chưa từ đó có sự điều chỉnh câu trả lời phù hợp.

Hình 2.16. Hoạt động có chứa tính năng “Thùng chứa”

Tính năng “Mực thần kì”

Mực thần kỳ là công cụ giúp tạo một màn thần kỳ. Khi sử dụng màn thần kỳ này soi một hình ảnh ta sẽ quan sát được hình ảnh nằm ở tầng phía dưới

Có thể sử dụng tính năng mực thần kì thơng qua các hoạt động để HS tự khám phá đặc tính của chất hóa học. Việc tự tay sử dụng tính năng để tìm hiểu vấn đề sẽ giúp các em cảm thấy thích thú với các kiến thức từ đó hình thành niềm u thích mơn học ở HS. Ngồi ra cơng cụ kính lúp cịn giúp GV dễ dàng tạo dựng các hoạt động đặc biệt là các hoạt động GV muốn giấu một số đối tượng và chỉ hiển thị khi cần thiết.

Ngồi các tính năng ở trên, Activinspire cịn giới thiệu đến người dùng nhiều tính năng khác nhau có thể dùng để thiết kế hoạt động dạy học tương tác. Qua đó có thể thấy, việc ứng dụng phù hợp các thao tác kĩ thuật vào bài dạy sẽ giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động đến HS thông qua phương tiện hỗ trợ BTT.

2.5. Giới thiệu tài liệu điện tử “Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint và Activinspire để thiết kế hoạt động dạy học tương tác” Powerpoint và Activinspire để thiết kế hoạt động dạy học tương tác”

Từ các nguyên tắc đã được đề ra về bộ TLĐT, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn SV sử dụng phần mềm MS Powerpoint và Activinspire để thiết kế hoạt động dạy học tương tác cho SV ngành sư phạm Hóa học bằng ứng dụng Google Site. Cấu trúc của TLĐT như sau:

Hình 2.18. Sơ đồ cấu trúc TLĐT

Tại trang chủ, tài liệu tiến hành giới thiệu về tầm quan trọng của việc sử dụng công cụ dạy học BTT và chỉ ra thực trạng sử dụng BTT trong dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng. Tiếp đến tài liệu tiến hành thu nhận ý kiến của đọc giả sau khi sử dụng tài liệu bằng phiếu khảo sát (được tạo dựng bởi ứng dụng Google Form).

Từ trang chủ của tài liệu, SV có thể truy cập các nội dung khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của mình. Có 4 mục đồng cấp bao gồm: Phần mềm MS Powerpoint; Phần mềm Activinspire; Hệ thống bài tập; Một số hoạt động dạy học gợi ý.

Với mỗi tính năng, kĩ thuật được giới thiệu trong tài liệu, để tối ưu hóa việc sử dụng tài liệu của SV, sau khi trình bày những hướng dẫn ở cuối mục chúng tôi đưa vào những đường dẫn chuyển đến phần bài tập rèn luyện và hoạt động dạy học gợi ý tương ứng với tính năng, kĩ thuật. Điều đó sẽ giúp SV được luyện tập ngay sau khi tìm hiểu về lý thuyết cũng như cung cấp cho sinh viên cái nhìn cụ thể, thực tiễn trong việc ứng dụng những kiến thức vừa học để thiết kế hoạt động dạy học Hóa học.

2.5.1. Phần mềm Microsoft Powerpoint

Hình 2.19. Sơ đồ cấu trúc mục phần mềm MS Powerpoint

Do MS Powerpoint là phần mềm khá quen thuộc đối với hầu hết GV và SV vì thế chúng tơi không tập trung vào việc giới thiệu phần mềm và các thao tác cơ bản mà thay vào đó là tập trung giới thiệu những tính năng có ích cho việc thiết kế hoạt động dạy học tương tác.

Tài liệu chú trọng khai thác việc giúp người học hiểu biết về công dụng và cách thiết lập các tính năng Trigger, Hyperlink và Drag and Drop sau đó đưa ra một số gợi ý để ứng dụng các tính năng trên trong việc khởi tạo những hoạt động dạy học tương tác.

Mặt khác nhằm nâng cao kĩ năng thao tác của SV, chúng tôi giới thiệu một số bài tập rèn luyện để SV có mơi trường luyện tập và phát triển kĩ năng công nghệ thơng tin phục vụ cho mục đích nghề nghiệp sau này.

2.5.2. Phần mềm Activinspire

Hình 2.20. Sơ đồ cấu trúc mục phần mềm Activinspire

Vì đây là phần mềm cịn mới lạ với SV sư phạm Hóa học nên chúng tơi đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để SV có thể hiểu rõ các tính năng mà phần mềm mang lại để từ đó đưa ra chiến lược rèn luyện, trau dồi, làm chủ phần mềm.

Với Activinspire chúng tôi giới thiệu 7 nội dung chính bao gồm các hạng mục sau đây

Hướng dẫn cài đặt

Ở mục này chúng tôi hướng dẫn SV cách để cài đặt phần mềm Activinspire về máy tính cá nhân từ trang chủ của tập đồn Promethean.

Hướng dẫn chuyển đổi ngơn ngữ

Tiếng Anh luôn là trở ngại lớn của SV sư phạm nói chung và SV sư phạm Hóa học nói riêng. Việc làm quen với một phần mềm rất mới bằng ngôn ngữ Anh sẽ khiến SV tiêu tốn rất nhiều thời gian và gặp phải những trở ngại khó khăn nhất định dẫn đến tình trạng SV dễ chán nản, bỏ cuộc.

Nắm bắt lợi thế phần mềm có hỗ trợ ngơn ngữ tiếng Việt, để SV có thể trải nghiệm phần mềm thú vị này bằng chính ngơn ngữ mẹ đẻ của mình, tài liệu đưa ra những hướng

dẫn cụ thể, rõ ràng để SV thực hiện việc chuyển hóa ngơn ngữ của phần mềm giúp việc sử dụng phần mềm của SV trở nên dễ dàng hơn.

Giao diện làm việc

Tài liệu chú trọng giới thiệu cấu trúc của trang làm việc khi SV thao tác với phần mềm Activinspire nhằm giúp SV có cái nhìn tổng qt, cụ thể và gần gũi với phần mềm. Vì giao diện làm việc của Activinspire và MS Powerpoint có rất nhiều điểm tương đồng nên để SV dễ dàng nắm bắt các thông tin, thuật ngữ mới của Activinspire, tài liệu sử dụng MS Powerpoint làm thước đo chuẩn để SV có sự so sánh và rút ra những kiến thức trọng tâm cần phải nắm bắt.

Khác với MS Powerpoint, trang thiết kế của Activinspire cũng sẽ là trang trình chiếu nên việc thay đổi giữa chế độ thiết kế và chế độ trình chiếu là vơ cùng quan trọng. Tài liệu chú trọng nhấn mạnh tính năng chuyển đổi giữa hai chế độ đồng thời chỉ ra những lưu ý và sai lầm mắc phải nếu ta không thực hiện thuần thục thao tác chuyển đổi này.

Hộp cơng cụ chính

Activinspire cung cấp cho người dùng hệ thống giáo cụ phong phú, đa dạng. Tuy nhiên để tăng cường khả năng tự mày mò, khám phá của SV cũng như súc tích hóa nội dung tài liệu, chúng tơi chủ động khơng giới thiệu tồn bộ các cơng cụ mà Activinspire xây dựng mà chỉ tập trung vào các công cụ thường xuyên sử dụng khi thiết kế hoạt động. Tùy thuộc vào phong cách làm việc cũng như nhu cầu sử dụng mà GV, SV có thể tùy biến hộp công cụ để tạo sự tiện lợi trong quá trình thao tác của mình. Tài liệu đưa ra những hướng dẫn cụ thể nhất cho việc hiệu chỉnh hộp công cụ dưới dạng văn bản (kênh chữ và kênh hình) để người học dễ dàng thực hiện theo.

Hệ thống trình duyệt

Trình duyệt là một trong số những công cụ then chốt giúp khởi tạo những bài dạy tương tác thú vị, hấp dẫn. Để truyền tải nội dung của mục này, tài liệu đã sử dụng đa dạng, phong phú hình thức như văn bản, hình ảnh, đoạn phim hay thậm chí cả slide trình chiếu nhằm mục đích tăng cường sự mới lạ, hấp dẫn của người học.

Mực thần kì là một tính năng đặc sắc của phần mềm Activinspire, tuy nhiên cách thiết lập tính năng này lại địi hỏi kĩ năng phức tạp yêu cầu người sử dụng phải có sự tìm tịi, nghiên cứu và thực hiện lặp lại nhiều lần để thao tác được nhuần nhuyễn.

Nắm bắt được tinh thần đó, tài liệu đã xây dựng nội dung hướng dẫn cụ thể, chi tiết với đầy đủ các bước làm nhỏ. Ứng với mỗi bước tài liệu lồng tải hình ảnh minh họa để kiến thức được tái hiện rõ ràng, dễ hình dung, dễ thực hiện theo. Chưa hết, nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng tài liệu của một số SV cịn yếu về mặt cơng nghệ thơng tin, tài liệu còn cung cấp đoạn phim hướng dẫn thực hiện với chỉ dẫn đơn giản, cụ thể tạo điều kiện thuận lợi để SV sử dụng tính năng thú vị này tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp học.

2.5.3. Hệ thống bài tập

Hình 2.21. Hệ thống bài tập rèn luyện được giới thiệu trong tài liệu

Thao tác kĩ thuật sẽ không thể được thực hiện một cách thuần thục nếu như SV thiếu đi sự rèn luyện. Nhằm gắn kết các kiến thức đã cung cấp với việc tự trau dồi, nâng cao trình độ, kĩ năng của SV, tài liệu xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, phong phú, đáp ứng tạo môi trường rèn luyện cho SV.

Bài tập rèn luyện tính năng đơn lẻ: Tài liệu đưa ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng

về một thao tác để từ đó SV được luyện tập nâng cao kĩ năng thực hiện thao tác của mình.

Bài tập tổng hợp: Sau khi SV rèn luyện các bài tập nhỏ, tài liệu đề xuất một số bài

tập tổng hợp đòi hỏi SV không chỉ thực hiện tốt các thao tác, kĩ thuật mà còn biết phối hợp các thao tác với nhau để thiết kế nên hoạt động dạy học tương tác phục vụ cho mục đích của bài học.

Thông qua các bài tập, bên cạnh việc nâng cao trình độ sử dụng cơng nghệ thơng tin của người học, chúng tơi mong muốn có thể truyền đến cho SV tinh thần sáng tạo, mạo hiểm, dám biến những ý tưởng dạy học trở thành thực tế thông qua những kiến thức, kĩ năng đã được trang bị.

Được thiết kế ở mục riêng biệt tuy nhiên để tạo sự liên kết với nội dung bài học, ứng với mỗi tính năng được giới thiệu trong mục “Phần mềm MS Powerpoint” và “Activinspire” chúng tôi thiết kế những nút bấm cho phép người học truy cập nhanh chóng đến trang bài tập rèn luyện tương ứng.

2.5.4. Một số hoạt động dạy học gợi ý

Theo khảo sát thực trạng, bên cạnh yếu tố thiếu kiến thức về mặt công nghệ thông tin, một trong số những lý do khiến GV và SV hạn chế sử dụng BTT để dạy học là do thiếu hụt ý tưởng thiết kế hoạt động dạy học tương tác.

Nhằm cung cấp một số ý tưởng dạy học bằng BTT cũng như hướng dẫn cách sử dụng và thiết kế nên hoạt động đấy, tài liệu giới thiệu một số mơ hình để GV và SV có thể sử dụng hoặc biên soạn lại tùy thuộc vào nhu cầu giảng dạy của mình.

Chúng tơi đã thiết kế 13 hoạt động dạy học gợi ý bằng cả hai phần mềm MS Powerpoint và Activinspire:

Bảng 2.1. Danh sách 13 hoạt động dạy học được thiết kế bằng phần mềm MS Powerpoint và Activinspire

1 Đi tìm mật mã MS Powerpoint

Đi tìm mật mã là hoạt động lấy ý tưởng từ

Một phần của tài liệu Xây dựng tài liệu hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm microsoft powerpoint và activinspire thiết kế các hoạt động dạy học tương tác trong dạy học hóa học ở trường phổ thông​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)