Nội dung quản lý nhà nước về dân số ở cấp Trung ương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 33 - 38)

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về công tácdân số

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về dân số ở cấp Trung ương

Nội dung QLNN về công tác DS ở cấp Trung ương bao gồm các nội dung sau:

Một là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về cơng tácdân số

Lĩnh vực DS bao hàm nội dung khá rộng về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng DS. Do vậy, ở Việt Nam hệ thống các văn bản, pháp luật trong QLNN về công tác DS, bộ máy tổ chức thực thi bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực này do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện theo phân cơng của nhà nước, trong đó Bộ Y tế là cơ quan được giao chủ trì nhiều nội dung nhất.

Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, văn bản dưới luật, chính sách về DS-KHHGĐ, DSPT để trình Chính phủ. Nhiều văn bản quan trọng đã được ban hành: Pháp lệnh DS, Nghị định, hướng dẫn một số điều thi hành của Pháp lệnh DS.

Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, quy chế quản lý các chương trình và dự án cơng tác Dân số; Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm về cơng tác DS - KHHGĐ.

Xây dựng các văn bản QLNN về DS điều chỉnh các vấn đề sau: các quy định về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng DS; các quy định về thực hiện

25

giải pháp lãnh đạo, tổ chức và quản lý, truyền thông, cung cấp dịch vụ thông tin dữ liệu dân cư, xã hội hố và cơ chế chính sách, đào tạo và nghiên cứu, tài chính và hậu cần; các quy định thực hiện QLNN về công tác DS, các quy định về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức đối với lĩnh vực DS.

Mặt khác, Bộ Y tế xây dựng các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các đề án thuộc nhằm thực hiện các chính sách về DS. Xác định những nội dung, hoạt động, dự án của chương trình và cơ chế lồng ghép với hoạt động của các CTMT Quốc gia khác trên cùng địa bàn; Xây dựng kế hoạch phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình có chung mục tiêu.

Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức phối hợp giữa các Bộ, cơ quan của Chính phủ, đồn thể nhân dân và tổ chức xã hội thực hiện, việc cung cấp thơng tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân; Xây dựng các quy chế thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của Nhà nước đối với các đơn vị, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồn thể nhân dân và tổ chức xã hội.

Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác DS giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ DS- KHHGĐ.

Hai là, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân số

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác DS, cơng tác truyền thơng có tầm quan trọng đặc biệt. Tuyên truyền bằng hình thức nhiều hình thức, ngồi thơng qua các cơ quan thông tin đại chúng, áp dụng các giải pháp trực quan như khẩu hiệu, Pa nơ, áp phích, tờ rơi, tờ gấp...tạo ra sự đa dạng và cóa hiệu quả cao; Truyền thơng trực tiếp các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác DS; các kiến thức về DS tới các nhóm đối tượng: Người cao tuổi, phụ nữ, nam giới tuổi trung niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh

26

đẻ, kiến thức chăm sóc SKSS cho thanh niên, vị thành niên... Trong đó, chủ trọng phân loại đối tượng, lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp đến từng đối tượng.

Góp phần vào sự thành công của công tác tuyên truyền phải kể đến những nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác DS, những cộng tác viên (CTV), cán bộ y tế cơ sở... Với việc thực hiện Chiến lược DS Việt Nam các cộng tác viên DS góp phần tuyên truyền, cung cấp các kiến thức về chăm sóc SKSS cho người dân một cách toàn diện đến các đối tượng, nhất ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm của công tác DS, là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến thành cơng của lĩnh vực này.

Chính quyền các cấp phải chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch truyền thông với những nội dung cụ thể, lựa chọn đúng đối tượng và đa dạng các hình thức truyền thơng giúp cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cơng tác DS, từ đó có nhận thức đúng đắn và thúc đẩy hành vi bền vững, cùng cam kết cộng đồng trách nhiệm trong việc ủng hộ và thực hiện tốt chính sách DS trên địa bàn. Công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi bao gồm: Các hoạt động truyền thông thường xuyên; Các hoạt động truyền thông cao điểm trọng điểm và các hoạt động truyền thông khác.

Ba là, hoàn thiện về tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về cơng tác dân số

Bộ Y tế có nhiệm vụ ban hành các văn bản quy định về tổ chức bộ máy, đồng thời đảm bảo bộ máy thực hiện có hiệu quả cơng tác DS. Tổng cục DS–KHHGĐ là tổ chức thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi phápluật về DS- KHHGĐ trong phạm vi cả nước, bao gồm các lĩnh vực: Quy mô DS, cơ cấu DS và chất lượng DS; Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về DS–

27

KHHGĐ theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác dân DS - KHHGĐ;DS-SKSS…. Hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục và tư vấn về các lĩnh vực DS-KHHGĐ. Tham gia thẩm định nội dung liên quan đến chính sách về DS đối với các chương trình, dự án quốc gia phát triển KT - XH.

Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chương trình DS-KHHGĐ cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác DS; Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ khác của Nhà nước đối với viên chức do Bộ Y tế trực tiếp quản lý.

Chính quyền địa phương các cấp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ QLNN theo lãnh thổ thường xuyên củng cố bộ máy tham mưu, từ Ban chỉ đạo đến bộ máy chuyên trách, hệ thống CTV đủ mạnh để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của công tác DS. Nhất là công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về DS, DS-SKSSS, DSPT để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Bốn là, bố trí tài chính bảo đảm thực hiện cơng tác dân số

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thẩm định, phê duyệt các Dự án và Đề án thành phần của Chương trình theo đúng quy trình, quy định, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các Dự án và Đề án thành phần, các kế hoạch tài chính đảm bảo cho chương trình DS-KHHGĐ.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện kế hoạch tài chính; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

28

Năm là, tổ chức quản lý thông tin, chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về công tác dân số

Tổ chức việc thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin về công tác DS đáp ứng yêu cầu quản lý, điều phối và thực hiện công tác DS. Đặc biệt tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực DS. Xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin quản lý (MIS). Nghiên cứu thiết lập hệ thống thông tin trên phạm vi toàn quốc, từng địa phương, hình thành nên hệ thống thơng tin quản lý được thực hiện trên phạm vi tồn quốc và mang tính chun ngàng DS.

Bộ Y tế trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế, việc ký kết, tham gia, phê duyệt các điều ước quốc tế về công tác DS; Theo sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tham gia đàm phán hoặc đàm phán ký kết với các tổ chức quốc tế, các cơ quan nước ngồi về cơng tác DS. Theo dõi, chỉ đạo và điều phối chung việc thực hiện chương trình, dự án quốc tế tài trợ về công tác DS; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực DS.

Sáu là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số

Kiểm tra trong QLNN nói chung và QLNN về cơng tác DS nói riêng được hiểu là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm xem xét mọi hoạt động của cấp dưới, làm cho các hoạt động này được tiến hành theo đúng pháp luật, chính sách, đúng mục tiêu và đạt kết quả cao, đồng thời giúp phát hiện các sai sót, lệch lạc, vướng mắc trong hoạt động của cấp dưới để có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng hướng.

Hoạt động kiểm tra chủ yếu thực hiện trong quan hệ trực thuộc. Vì vậy, khi thực hiện kiểm tra, cơ quan cấp trên, thủ trưởng cơ quan có thêm

29

quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực tới đối tượng bị kiểm tra như khuyến khích, khen thưởng. Có thể coi kiểm tra là một nội dung nằm trong giám sát.

Kiểm tra về công tác DS là hoạt động thường xuyên của cấp trên về công tác DS đối với cơ quan cấp dưới, công chức, viên chức dưới quyền nhằm xem xét mọi mặt hoạt động, hoặc kiểm tra việc thực hiện một quyết định đã được ban hành.

Ở Việt Nam, Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương, các tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp quy về công tác DS do Chính phủ ban hành. Phối hợp với các cơ quan thành viên chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành DS-KHHGĐ, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo về công tác DS, tạo điều kiện để các hội, các tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động liên quan đến công tác DS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)