Tổng quan về tình hình phát triển KT – XH, Giáo dục –Đào tạo của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 42 - 44)

tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu (mới), phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia: trên tuyến biên giới Trung Quốc (dài 38,5km) và Trên tuyến biên giới Việt – Lào Lào (dài 360 km), có 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma. Tỉnh Điện Biên có tổng diện tích là 9.562,9 ha diện tích tự nhiên, là một tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát). Bên cạnh đó là rất nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài

nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khống nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông…

Tồn tỉnh có 10 huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Bao gồm 132 xã, phường, thị trấn, trong đó có 3 huyện thuộc huyện có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn. Tồn tỉnh gồm có 19 dân tộc anh em sống trên địa bàn; dân tộc Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Dao, Lào, Kháng, Hà Nhì, Hoa, Xinh Mun, Tày, Cống, Nùng, Mường, Thổ, Phù Lá, Si La, Sán Chay. Trong đó, dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc Thái (chiếm 38,9%), tiếp đó là dân tộc Mơng (chiếm 34,8%)...

Tại đại hội Đảng bộ lần thứ XII nhiệm kỳ 2010-2015 tỉnh Điện Biên được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa thay mặt Bộ Chính trị chỉ rõ, trong thời gian tới Đảng bộ tỉnh cần tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế đi đơi với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cần ưu tiên đầu tư phát triển giao thông tạo điều kiện để Điện Biên kết nối với các tỉnh, thành phố trong nước. Cũng như trong khu vực. Tỉnh Điện Biên cần quan tâm phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, cũng như ưu tiên khai thác các tiềm năng, lợi thế ở địa phương để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và xuất khẩu...; phát triển tồn diện các mặt văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Đồng thời cần đẩy nhanh hơn nữa việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung lãnh đạo thực hiện tốt Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững; giải quyết những khó khăn nảy sinh từ Dự án Tái định cư thủy điện Sơn La; Chương trình xây dựng nơng thơn mới;... Hiện tại, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song Điện Biên đang phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng

do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ (2016-2015) đề ra. Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)