Xây dựng năng lực tổ chức các HĐGDNGLL cho đội ngũ GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 85)

+ Mục tiêu của biện pháp:

Nhân lực là yếu tố quyết định thành công của mỗi hoạt động, bỡi vậy việc xây dựng, lựa chọn, đào tạo đội ngũ có trình độ, năng lực, có khả năng tổ chức thực tiễn các HĐGDNGLL là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng.

Để cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ giáo viên. Thực tế hiện nay, năng lực tổ chức các HĐGDNGLL của GV, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm còn yếu, chưa đáp ứng cao trong yêu cầu đặt ra, nhất là trong việc triển khai thực hiện chương trình mới về HĐGDNGLL. Vì vậy Hiệu trưởng cần có biện pháp xây dựng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cho trước mắt và lâu dài.

+ Nội dung và cách thức thực hiện:

Xây dựng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ giáo viên, tập trung vào các năng lực sau:

- Năng lực kế hoạch hoá, kỹ năng thiết kế chương trình các

HĐGDNGLL, gồm các năng lực: thu thập và xử lý thông tin; xác định mục tiêu hoạt động; xây dựng, thiết kế và đạo diễn các loại chương trình, kế hoạch hoạt động; xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.

- Năng lực tổ chức gồm: Bố trí điều phối nhân lực, tổ chức bộ máy hoạt động; thiết lập cơ chế phối hợp; huy động tiếp nhận, phân bổ tài lực, vật lực.

- Năng lực chỉ đạo gồm: Hướng dẫn thực hiện, theo dõi hoạt động; phòng ngừa, uốn nắn sai lệch, điều chỉnh phù hợp; động viên khuyến khích tạo động lực cho hoạt động kịp thời.

- Năng lực kiểm tra, đánh giá gồm: Thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin, đánh giá xếp loại, phát huy thành tích, uốn nắn xử lý sai lệch….

- Xây dựng một số năng lực đặc thù khác phù hợp cho HĐGDNGLL

như: Sơ tuyển chọn, bố trí GV là những người có óc tổ chức, có tác phong làm việc khoa học, có tài hùng biện và năng khiếu sư phạm, khí chất vui nhộn; có hình thức khá; có khả năng diễn đạt mạch lạc; có khả năng tham mưu tư vấn tốt; có đam mê u thích hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi; có tâm huyết, yêu qúy trẻ, khoan dung độ lượng dễ gần; tận tâm, tận lực, gương mẫu có trách nhiệm, có sức khoẻ; có tính linh hoạt mềm dẻo, thích ứng với đa tình huống, đặc biệt có khả năng khơi dậy các năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân HS lớp.

3.2.6. Khuyến khích, phát huy tối đa vai trò chủ thể của học sinh và tập thể HS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Mục tiêu của biện pháp:

- Học sinh và tập thể HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt

động giáo dục. Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy, GD hiện nay, việc phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của học sinh và tập thể HS cần khuyến khích, phát huy tối đa và đặt lên vị trí hàng đầu.

- Sự nỗ lực hoạt động của cá nhân học sinh trong tập thể có yếu tố quyết định đến sự phát triển nhân cách toàn vẹn của chủ thể hoạt động, vì vậy, cần phải phát huy tối đa yếu tố cá nhân người học như: năng lực bẩm sinh, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, sức sáng tạo, năng khiếu, khả năng truyền thông, tự học tự rèn, tự tổ chức, tự quản lý, tự đánh giá và tự GD của HS…. Hãy trả các em về chính với sân chơi và hoạt động lành mạnh của các em!.

- Tập thể lớp học sinh chính là mơi trường, là phương tiện trực tiếp tác động tới sự phát trỉển nhân cách nói chung và tài năng nói riêng của học sinh. Nhà sư phạm lỗi lạc A. X. Macarenkô cho rằng: “Tập thể là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó. Sức mạnh của các thành viên một khi đã được liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnh gấp nhiều lần tổng số sức

mạnh của các thành viên riêng lẻ, đồng thời lại có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh của từng thành viên”.[37,tr 32]

+ Nội dung và cách thực hiện:

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực chất là hoạt động của chính từng học sinh và tập thể HS, do các em tự tổ chức, tự điều khiển và tự quản lý dưới sự cố vấn định hướng chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Qua thực tế gần đây ở các trường THPT tỉnh Điện Biên, vai trị của số đơng HS và tập thể HS rất mờ nhạt, thụ động trong HĐGDNGLL. Do đó Hiệu trưởng cần phải khuyến khích, phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh và tập thể HS trong hoạt động này như:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, chi đồn có trí tuệ bản lĩnh đồn kết, có năng lực tự quản tốt.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi, tạo điều

kiện để học sinh tự tin phát huy năng lực, xây dựng qui mơ, qui trình hoạt

động cụ thể phù hợp với từng chủ đề, từng dạng hoạt động và đem lại hiệu

quả.

- Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp các lực lượng GD, xây dựng học sinh và tập thể lớp HS thành một tập thể tiên tiến, năng động, thông minh; một tổ chức tự giác biết học hỏi; biết tự điều khiển, quản lý, đánh giá kết quả HĐGDNGLL của tập thể và của mỗi thành viên.

- Tổ chức cho học sinh và tập thể HS biết lựa chọn phân tích, tổng hợp, dự đốn kết quả, khái quát hoá kinh nghiệm tổ chức hoạt động phù hợp với

nhu cầu và điều kiện hiện có, từ đó hình thành bản lĩnh trí tuệ cá nhân và tập

thể; hạn chế tính tự ty, rụt rè, nhút nhát, ỷ lại, ẩn mình trong tập thể. Phải biến quá trình GD - ĐT thành quá trình tự GD và đào tạo của chủ thể học sinh và tập thể học sinh.

3.2.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học, tài chính và các điều kiện khác cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp điều kiện khác cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất, phuơng tiện, tài liệu cho hoạt động, từ đó tạo niềm tin cho các lực lượng giáo dục tham gia HĐGDNGLL có hiệu quả.

- Phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Cha mẹ HS… , huy động các nguồn lực tài chính, tăng cường CSVC và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.

+ Nội dung và cách thực hiện:

- Hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có tầm nhìn chiến lược về xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ trước mắt và lâu dài cho HĐGDNGLL trên cơ sở phát huy nội lực từ nhà trường là chính, bên cạnh đó cần phải linh hoạt vận dụng tốt cơ chế nhà nước và cộng đồng cùng làm, xã hội hoá CSVC, xã hội hố GD.

- Hiệu trưởng có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới, bổ sung cơ sở vật chất cho hoạt động hàng năm. Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và phát huy tối đa công suất các điều kiện CSVC - TBDH hiện có, chống thất thốt, lãng phí. Sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động dân chủ công khai, đúng nguyên tắc tài chính qui định.

- Huy động xây dựng quĩ HĐGDNGLL từ nhiều nguồn như: từ ngân sách chi thường xuyên của nhà nước; từ nguồn thu học phí; từ quĩ Hội Cha mẹ HS; từ đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ; từ sự hổ trợ của chính quyền địa phương, cộng đồng.

- Huy động HS tham gia lao động tu sửa xây dựng khuôn viên nhà trường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, trồng nhiều cây bóng mát với mật độ thích hợp, tạo cảnh quan văn hóa sư phạm trong nhà trường.

- Bố trí các khối chức năng, khu hoạt động tập thể hợp lý, thuận lợi cho hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, để hoạt động này khơng gây ảnh hưởng chi phối đến giờ học trên lớp.

- Thực tiễn cho thấy, ở khu vực nông thơn, xã bản khó khăn, thì việc tăng cường CSVC - TBDH có rất nhiều khó khăn so với các trường ở khu vực thị trấn, thành phố. Nhưng nếu người HT biết linh hoạt vận dụng sự đóng góp phù hợp với điều kiện của cộng đồng, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp quản lý, thì vẫn có thể tăng cường được CSVC cho HĐGDNGLL.

3.2.8. Công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

+ Mục tiêu của biện pháp:

- Thi đua, khen thưởng là một biện pháp kích thích có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động của người lao động nói chung và trong lĩnh vực GD nói riêng. Khen thưởng là một chuẩn mực giúp cá nhân khẳng định nhân cách của mình trong tập thể, trong cộng đồng xã hội. Do đó, qua thi đua khen thưởng làm cho người được khen phấn khởi hoạt động tốt hơn trước.

- Lãnh đạo là phải có thanh tra, kiểm tra giám sát và đánh giá; khơng có kiểm tra, đánh giá xem như khơng có lãnh đạo. Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản của lãnh đạo. Trong hoạt động quản lý các HĐGDNGLL, nhờ có kiểm tra giám sát, đánh giá mà quá trình quản lý của HT được khép kín và điều chỉnh kịp thời, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.

+ Nội dung và cách thực hiện:

- Đầu mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức phát động, ký cam kết giao ước thi đua trong giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp HS về tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.

- Tổ chức hội giảng, thao giảng, hội thao, dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm cho một hoạt động GD ngoài giờ lên lớp diễn ra thường xuyên trong năm học.

- Tổ chức đăng ký thi giáo viên dạy giỏi về HĐGDNGLL hàng năm. - Đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với thực tiễn cho một HS tham gia HĐGDNGLL, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn qui định của Bộ GD - ĐT.

- Đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với thực tiễn cho một HĐGDNGLL, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn qui định của Bộ GD - ĐT.

- Phải lấy kết quả tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm căn cứ của HT, xem xét đánh giá năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp sau mỗi năm học; GVCN xem xét đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS, xét điều kiện lên lớp, dự thi tốt nghiệp cuối mỗi học kỳ, năm học và cấp học. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng nhà trường cần phải;

- Thành lập Ban thi đua gồm đủ các thành phần, trong đó chú ý bố trí những cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực về hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, cơng tâm khách quan.

- Thảo luận xây dựng các tiêu chuẩn thi đua cơng khai thống nhất trong tồn thể hội đồng GV ngay từ đầu năm học.

- Qui định các mức thưởng tinh thần, vật chất phù hợp cho cá nhân và tập thể về các danh hiệu đạt được trong HĐGDNGLL.

- Bên cạnh đó cũng có hình thức giáo dục nhắc nhở, kỷ luật thích đáng đối với những cá nhân cố tình sai phạm qui chế hoạt động GD này.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả các biện pháp đề xuất trên xuất trên

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng bước 1, sau đó chúng tơi tập trung khảo sát hỏi sâu một số thực trạng phục vụ cho trưng cầu ý kiến khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi hiệu quả một số biện pháp đề xuất cơ bản,(xem phụ lục IV). Lần này số liệu trưng cầu ý kiến như sau:

- Đối tượng: cán bộ quản lý và giáo viên của 14 trường THPT ở khắp địa bàn trong toàn tỉnh.

- Số lượng: 284 người, trong đó giáo viên: 264 cns bộ quản lý: 20 (xem phụ lục VIII)

Qui định các mức khả năng thực hiện cần thiết, khả thi của mỗi biện pháp, lượng hoá bằng giá trị thang điểm đánh giá từ 1 đến 3 điểm:

Cụ thể: Rất cần thiết – Rất khả thi : 3 điểm. Cần thiết – Khả thi : 2 điểm. Không cần thiết – Không khả thi: 1 điểm. Điểm tối đa cho mỗi biện pháp là 3 điểm.

Điểm trung bình cho mỗi biện pháp là 1,5 điểm.

Điểm bình quân về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện

pháp được tính theo cơng thức: 

  3 1 1 i i in x N X

Với: X: là điểm trung bình của từng biện pháp.

xi: là điểm được cho ứng với từng biện pháp, xi  {1,2,3}. k = 3 ni: là số người cho điểm với xi biện pháp tương ứng

N: là tổng số người(CBQL) cho điểm từng biện pháp (N = 20).

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện

pháp trên đối tượng cán bộ quản lý.(xem bảng 3.1 và bảng 3.2)

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất TT Tên các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi RCT CT KCT RKT KT KKT SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tổ chức tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho…. 8 40 10 50 2 10 5 25 13 65 2 10

2 Kiện toàn phát huy

vai trò BCĐ 6 30 10 50 4 20 9 45 7 35 4 20

3 Phát huy vai trị

Nhìn vào số liệu thống kê tính % ở bảng 3.1, ta thấy mức độ tính cần

thiết và rất cần thiết của các biện pháp đạt từ 80% trở lên. Mức độ tính khả thi và rất khả thi đạt từ hơn 70% trở lên. Nói chung kết quả số liệu khảo nghiệm

như mong muốn, khơng có biện pháp đề xuất nào qua khảo nghiệm không đạt yêu cầu.

Bảng 3.2. Kết quả điểm khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Thanh niên

4

Tăng cường đầu tư CSVC- TBDH, tài chính và các điều kiện khác…

4 20 13 65 3 15 3 15 13 65 4 20

5

Công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh gía 6 30 11 55 3 15 5 25 10 50 5 25 TT Tên các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi RCT CT KCT ĐBQ X RKT KT KKT ĐBQ X 3 điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 1 Tổ chức tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL cho…. 8 10 2 2,3 5 13 2 2,2

2 Kiện toàn phát huy vai

trò BCĐ 7 9 4 2,2 8 6 6 2,1

3

Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên

17 1 2 2,8 1 19 0 2,0

Các số liệu về kết quả điểm khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy mức độ tính cần thiết và tính khả thi đều ở trên mức trung bình 1,5 điểm. Điểm bình

quân cho mức độ cần thiết đạt từ 2,0 điểm đến 2,8 điểm; điểm bình quân cho mức độ khả thi đạt từ 2,0 điểm đến 2,2 điểm.

Từ số liệu ở bảng 3.2, ta có thể biểu diễn mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. (xem hình 3.1)

3 2,3 2,2 3 2,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)