Thực trạng triển khai chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ

2.2.4. Thực trạng triển khai chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ Thông tin

tại Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Công tác điều hành kế hoạch chi đầu tư

- Căn cứ Chi đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2017-2020 và hàng năm được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Bộ quyết định giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư, dự án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Chi đầu tư XDCB hàng năm, Vụ Kế hoạch - Tài chính kịp thời tham mưu cho Bộ chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, kịp thời giải ngân vốn đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước; tránh dàn trải, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư.

38

b) Về kết quả đạt được

Đầu tư phát triển giai đoạn 2017 - 2020 đã góp phần quan trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cao năng lực thực thi quản lý nhà nước, giúp Bộ Thơng tin và Truyền thơng hồn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó. Đánh giá cụ thể đối với một số lĩnh vực chính như sau:

- Lĩnh vực ứng dụng CNTT

Trong giai đoạn 2017 - 2020, Bộ đã triển khai đầu tư 25 dự án ứng dụng CNTT với tổng nguồn vốn được phân bổ trong giai đoạn là 546.883 triệu đồng (Cục Tin học hóa 9 dự án; Trung tâm thơng tin 6 dự án, Cục Bưu điện Trung ương 10 dự án). Việc triển khai đầu tư các dự án ứng dụng CNTT đã giúp các đơn vị tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành. Đặc biệt, đối với Cục Tin học hóa, việc được đầu tư Dự án: “Phát triển hạ tầng

khung Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn 1” và Dự án “Hệ thống thông

tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam” đã tạo nền tảng ban đầu cho việc

xây dựng Chính phủ điện tử trong giai đoạn sau.

Trong lĩnh vực chứng thực điện tử, trong giai đoạn 2017-2020 đã được đầu tư 02 dự án với tổng kinh phí là 20.000 triệu đồng.

- Lĩnh vực an tồn thơng tin

Trong giai đoạn 2017 - 2020, Bộ đã triển khai đầu tư 2 dự án ứng dụng CNTT với tổng nguồn vốn được phân bổ trong giai đoạn là 194.917 triệu đồng (Cục Tin học hóa 01 dự án; Trung tâm thông tin 01 dự án). Việc triển khai đầu tư các dự án trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng đã giúp đơn vị quản lý lĩnh vực là Cục An tồn thơng tin (bao gồm cả Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam) xây dựng các hệ thống giám sát, cảnh báo, thống kê về tình hình thư rác, tin nhắn rác, các máy chủ DNS phát tán thư rác tại Việt Nam; Khơi phục dữ liệu và tìm kiếm chứng cứ phục vụ phân tích sự

39

cố trên các thiết bị lưu trữ; Theo dõi, phát hiện và xử lý các cuộc tấn công mạng, rà quét các điểm yếu, lỗ hổng về an tồn thơng tin từ đó cảnh báo và hỗ trợ cho chủ quản hệ thống thông tin xử lý; nâng cao năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Cục An tồn thơng tin; góp phần khơng nhỏ trong việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn vừa qua.

- Lĩnh vực báo chí, xuất bản và các lĩnh vực khác

Trong giai đoạn 2017 - 2020, các đơn vị trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và các lĩnh vực khác được đầu tư 6 dự án với tổng nguồn vốn được bố trí là 411.000 triệu đồng, tuy nhiên đã đầu tư các công cụ cần thiết giúp các đơn vị triển khai thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Triển khai 2 quy hoạch ngành Thông tin và Truyền thông với số vốn là 19.000 triệu đồng, góp phần xây dựng chiến lược phát triển ngành Thông tin và Truyền thông là hành lang pháp lý để xây dựng Chi đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn 2021-2025.

Căn cứ tình hình đầu tư giai đoạn 2017 – 2019 giúp cho ngành TT&TT tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ. Toàn Ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận với việc tập trung thực hiện chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng; Ba đột phá chiến lược được tập trung chỉ đạo thực hiện tốt trong Ngành, và đạt được nhiều kết quả khả quan: Hệ thống hóa cơ sở hạ tầng thơng tin quốc gia tiếp tục được xây dựng hiện đại và rộng khắp. Mạng lưới bưu chính viễn thơng phát triển nhanh chóng vững chắc. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước và đời sống xã hội.

Đặc biệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam đã lan tỏa đến mọi ngõ ngách của xã hội, từ trung ương đến địa phương. Báo chí đã khẳng định được vai trị vị trí

40

của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; phản ánh dòng chảy của xã hội Việt Nam, góp phần tạo đồng thuận niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020, tổng doanh thu toàn ngành TT&TT đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, đạt hơn 3 triệu tỷ đồng so với gần 2,2 triệu tỷ đồng năm 2016. Tổng nộp ngân sách Nhà nước của Ngành đạt gần 106 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016 (76 nghìn tỷ đồng). Tổng số doanh nghiệp toàn ngành TT&TT năm 2020 đạt con số hơn 64 nghìn doanh nghiệp, tăng 50% so với năm 2016 (41 nghìn doanh nghiệp).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)