Khái quát chung về văn hoá các dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 51 - 53)

Trà My

Huyện Bắc Trà My (được tách ra từ tháng 8-2003 cùng với huyện Nam Trà My từ huyện Trà My cũ của tỉnh Quảng Nam) là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam. Vị trí của Bắc Trà My nằm ở 15017'13'' đến 18018'00'' vĩ độ bắc, 1080 09'16'' đến 108017'58'' kinh độ đông. Cách Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; có phía Đơng Đơng Bắc giáp huyện Núi Thành, Tiên Phước và phía Nam giáp huyện Trà Bồng – tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây Bắc giáp huyện Phước Sơn; phía Tây – Tây Nam giáp huyện Nam Trà My; và phía Bắc giáp các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trà My (cũ) đã được chọn làm căn cứ cách mạng của Khu V. Đây là khu căn cứ của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ - cứu nước (1960 – 1973). Khu di tích này được xem là một trong những khu căn cứ địa đầu

47

tiên của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V, góp phần làm nên thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 823,05 km2. Huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm có thị trấn Trà My (là trung tâm huyện lỵ) và 12 xã (Trà Đốc, Trà Bui, Trà Dương, Trà Đông, Trà Giang, Trà Giác, Trà Ka, Trà Giáp, Trà Nú, Trà Sơn, Trà Kót, Trà Tân).

Tuyến đường ĐT 616 nối liền Bắc Trà My - Tiên Phước - Tam Kỳ là tuyến đường giao thơng chính của Bắc Trà My với ngoài huyện.

Dân số toàn huyện Bắc Trà Mylà 39.600 người, chủ yếu là các cư dân bản địa, trong đó: Dân tộc Kinh: 20.148 (51,41%), Dân tộc Cadong: 13.372 (34,12%), Dân tộc Xêđăng: 115 (0,26%), Dân tộc Cor: 4.290 (10,95%), Dân tộc Mơnông: 690 (1,76%), Dân tộc khác: 579 (1,77%). Dân cư phân tán, mật độ dân số bình quân: 47,26 người/km2.

Về căn bản, nét văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My thể hiện tập trung ở các tộc người Cadong, Xêđăng, Cor và Mơnơng; họ cùng có chung đặc điểm với văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam như đã nêu. Điển hình, như:

Về nhà chung của cộng đồng làng: có nhà Rơng người Xơ đăng, nhà Cợt người Cor…

Về kiểu nhà ở truyền thống: "Nhà Xlúp" của người Cor; nhà sàn thấp vừa hình chữ nhật của người Xê đăng theo kiểu nhà dài thường cả đại gia đình ở chung; nhà sàn của người M'nơng làm bằng lá cọ, sàn nhà bằng lồ ô, phên tường làm bằng vỏ cây ươi hay cây chò; nhà dài của người Cadong.

Nhiều lễ hội truyền thống, ăn tết mùa tiêu biểu của đồng bào dân tộc ở Bắc Trà My, đó là: Lễ ăn mừng lúa mới (Ka pêê nau); Tục cúng máng nước đầu năm của người Cadong; Tết giã rạ, Lễ ăn mừng lúa mới (Xa pa nưu), Lễ ăn trâu huê (Xa ố piêu) của người Cor và Cadong,… Hình ảnh đặc trưng “cây

48

nêu” nét văn hóa truyền thống của đồng bào Cor sử dụng trong lễ cúng. Tập quán, các nghi lễ, nghệ thuật diễn xướng dân gian của các tộc người Cor, Cadong, Xêđăng.

Về nhạc cụ dân tộc có: Đàn đá (phau), đàn vơró, đàn kadlốc, kèn amáp, sáo talía của người Cor; đàn nhị, ống vỗ kloong bút, trống, chiêng, cồng, tù và, đàn sáo dọc, đàn dool (giàn ống hoạt động nhờ sức nước) của người Cadong... cùng với các làn điệu dân ca, dân vũ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 51 - 53)