Việc ban hành văn bản chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 53 - 55)

hóa các dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My

Từ năm 2011 đến nay, trên cơ sở các chương trình mục tiêu lớn của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành 19 nghị quyết chuyên đề và 15 chính sách đặc thù hỗ trợ, phát triển vùng dân tộc thiểu số, chủ yếu tập trung cho 6 huyện miền núi cao[21]. Trong đó, tiêu biểu là: Từ năm 2012, để triển khai chính sách bảo tồn và phát triển văn các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào điều kiện thực tế và yếu tố đặc thù về tộc người ở các huyện miền núi của Quảng Nam trong đó có huyện Bắc Trà My, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2012 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020. Tiếp đó,

ngày 01 tháng 10 năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch

bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số (bao gồm các dân tộc Cơ tu, Giẻ - Triêng, Xơ đăng và Cor) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo kế hoạch này, mục tiêu đến năm 2015, cơ bản đưa văn hóa

49

các dân tộc thiểu số ra khỏi nguy cơ bị mai một, cần bảo vệ khẩn cấp và bước đầu phát huy giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc; 50 - 60% thôn, làng của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhà sinh hoạt cộng đồng tự chủ chương trình hoạt động. Đồng thời mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất 1 nghề truyền thống; 4 dân tộc thiểu số hiện có trên địa bàn tỉnh được kiểm kê di sản văn hóa của dân tộc mình; hồn thành bộ chỉ số phát triển văn hóa các dân tộc đến năm 2020. Giai đoạn từ 2016 - 2020 tiếp tục đẩy mạnh khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng; 70 - 85% số làng có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động. Mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, phát triển ít nhất 2 nghề truyền thống, được hỗ trợ, phát triển các loại hình dân ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng. góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch này được triển khai thực hiện tại các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My và huyện Núi Thành có số lượng dân cư tập trung vừa đủ để hình thành nên sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Đối tượng thực hiện là đồng bào 04 dân tộc thiểu số Cơ tu, Giẻ - Triêng, Xơ đăng và Cor.

Trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam

giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020 và Kế hoạch của UBND

tỉnh về bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu

số (bao gồm các dân tộc Cơ tu, Giẻ - Triêng, Xơ đăng và Cor) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Tỉnh uỷ Quảng Nam nhiệm kỳ XXI đã ra Nghị quyết số

05-NQ/TU ngày 17/8/2016 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định

hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

50

huy văn hóa đặc trưng các DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025”;

và “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025”. Cùng năm này, căn cứ vào điều kiện thực tế và đặc thù của các tộc người thiểu số huyện Bắc Trà My, UBND tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 1660/QĐ- UBND ngày 05 tháng 6 năm 2019 về Phê duyệt Đề án Giảm nghèo bền vững

giai đoạn 2018-2020 huyện Bắc Trà My…

Căn cứ vào lợi thế so sánh của địa phương trong phát triển du lịch vùng núi với nhiều di tích lịch sử cách mạng và danh thắng, dựa trên việc triển khai 02 đề án của UBND tỉnh: “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng các

DTTS tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025”; và “Hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025”, HĐND huyện Bắc Trà My ra Nghị

quyết số 58/2019/NQ-HĐND ngày 21/5/2019 về phát triển du lịch huyện Bắc

Trà My giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời, huyện

cịn ban hành các văn bản trong đó có 3 đề án về lĩnh vực văn hóa cấp huyện và xây dựng đề án bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.[44]

Thơng qua việc ban hành có hiệu lực các văn bản thực hiện chính sách bảo tồn - phát triển văn hóa các DTTS tại huyện Bắc Trà My, chính quyền huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn Bắc Trà My đã kịp thời đẩy mạnh các kênh truyền thơng tun truyền phổ biến việc thực hiện chính sách này đến các xã, thị trấn và thôn làng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 53 - 55)