Giải pháp tăng cường hiệu quả việc thực thi chế độ tai nạn lao động,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 82 - 96)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả việc thực thi chế độ tai nạn lao động,

lao động, bệnh nghề nghiệp

a. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động

Trước hết, phải coi trọng việc hoàn thiện, bổ sung sửa đổi văn bản pháp quy phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh trong xu thế hội nhập và phát triển, đồng thời đưa pháp luật vào cuộc sống; kiện toàn bộ máy thanh tra ATVSLĐ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực thi pháp luật, xử phạt nghiêm những cơ sở, cá nhân vi phạm pháp luật đồng thời khen thưởng kịp thời những nơi làm tốt, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động... Tăng cường đội ngũ thanh tra ATVSLĐ, đặc biệt là các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật, bác sỹ chuyên ngành y học lao động.

(1) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với người lao động và người sử dụng lao động

Tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ và các chế độ BHLĐ; tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện quy định của Nhà nước về ATVSLĐ ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện, khai thác khoáng sản. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời, chính xác các vụ TNLĐ chết người trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Đối với người lao động: cần xác định cho họ hiểu về quyền và nghĩa vụ của họ. Thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều người lao động không nắm được các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN. Chính vì vậy, họ khơng biết cách đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Đối với người sử dụng lao động: cần tuyên truyền cho họ hiểu tầm quan trọng khi tham gia đóng BHXH cho người lao động, các quy định về

mức tiền phạt cũng như các chế tài pháp luật khác. Khi họ thật sự hiểu được bản chất của chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN thì họ sẽ tự giác hơn trong việc đóng BHXH cho người lao động.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra ATVSLĐ – phòng chống cháy nổ, chú trọng các lĩnh vực, khu vực có nguy cơ, rủi ro cao như khai thác khoáng sản, xây dựng, điện, hoá chất;

Xử lý nghiêm các vụ vi phạm quy định ATVSLĐ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Coi việc xây dựng các quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong sản xuất, kinh doanh; thành lập phịng, ban chun trách về an tồn lao động là điều kiện bắt buộc để cấp phép hoạt động.

Đầu tư, giúp đỡ trực tiếp về tài chính hoặc gián tiếp miễn, giảm thuế cho những doanh nghiệp có những hoạt động về huấn luyện, giáo dục an toàn lao động, TNLĐ cho người lao động.

Đối với người sử dụng lao động thì phải có trách nhiệm thường xun kiểm tra, đổi mới máy móc, thiết bị, cung cấp đầy đủ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các phương tiện BHLĐ cho người lao động; xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ và hướng dẫn cho người lao động trước khi làm việc; tổ chức huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ cho người lao động; tổ chức tốt việc điều tra các vụ TNLĐ, kịp thời rút kinh nghiệm và thực hiện việc thống kê báo cáo TNLĐ theo đúng quy định; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho người lao động tự giác chấp hành các quy định về ATVSLĐ. Đặc biệt chú trọng đối với những người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc tiếp xúc với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

Nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHLĐ, ATVSLĐ.

Đối với biện pháp y tế: người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng để bố trí cơng việc phù hợp và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm BNN, điều trị kịp thời. Việc sử dụng trang thiết bị BHLĐ thích hợp cũng là một biện pháp không thể thiếu trong bảo vệ và dự phòng sức khỏe nghề nghiệp.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng về cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn xảy ra, cần phải xây dựng chính sách đầu tư về tài chính, cơ sở hạ tầng, vật chất cho việc nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất các phát minh khoa học hữu ích trong bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người lao động.

(2) Nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với cơng tác an tồn lao động và giải quyết các chế độ liên quan đến tai nạn lao động

Để nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn lao động cho người lao động, trước hết phải có sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền để người sử dụng lao động thấy được nhiệm vụ của mình.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân trong việc bảo đảm an tồn lao động cho người lao động, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực thường xuyên xảy ra TNLĐ như xây dựng, khai khoáng, sử dụng điện.

Có những hoạt động khen thưởng kịp thời những doanh nghiệp, cơ sở làm tốt công tác BHLĐ, để xảy ra ít vụ TNLĐ để động viên, khuyến khích người sử dụng lao động tiếp tục cố gắng, có những cải tiến trong sản xuất, quan tâm, chú trọng hơn nữa tới việc đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời phải nghiêm khắc xử phạt những hành vi vi phạm để răn đe, ngăn chặn vi

Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để động viên các doanh nghiệp, trước hết vì lợi ích của mình, của người lao động xây dựng và thực hiện quy chế tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy phạm về ATVSLĐ trong doanh nghiệp, cũng như của từng ngành hoặc của các tổ chức hiệp hội sản xuất kinh doanh hiện nay.

b. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về cơng tác an tồn vệ sinh lao động cho người lao động và người sử dụng lao động

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử chung về ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ (giáo trình, tài liệu, đề tài nghiên cứu, kết quả khảo sát do nguồn ngân sách nhà nước cấp hoặc các nguồn tài trợ cho chính phủ Việt Nam bắt buộc phải đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu chung) để tạo thuận lợi cho việc tra cứu, sử dụng chung.

Chú trọng công tác biên soạn các tài liệu, giáo trình đảm bảo chất lượng, tránh chồng chéo.

Tập trung tuyên truyền, huấn luyện cho các lĩnh vực có nguy cơ cao (xây dựng, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, nơng nghiệp, hố chất), các nhóm đối tượng yếu thế (nơng dân, người lao động và người sử dụng lao động trong các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn lao động, TNLĐ cho người sử dụng lao động, người lao động và mọi công dân để họ nhận thức được đầy đủ, đúng đắn hơn về TNLĐ. Việc tuyên truyền được thực hiện dưới mọi hình thức như băng rơn, khẩu hiệu, áp phích hay tun truyền trên các phương tiện truyền hình. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục trên quy mơ lớn, bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật lao động trong lĩnh vực ATVSLĐ, tạo ra sự chuyển biến ở các ngành, các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp và người lao động.

Trên cơ sở đó, mỗi ngành, mỗi cấp xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện công tác ATVSLĐ.

Nâng cao nhận thức của người lao động về ATVSLĐ, tổ chức tập huấn, giáo dục cho người lao động về an toàn lao động tại nơi làm việc phải tuân theo các biển báo hiệu cảnh báo về TNLĐ để họ nhận thấy được từng hành vi hoạt động của mình, dần dần hình thành kỹ năng phịng tránh rủi ro cho bản thân và những người xung quanh.

Cần đưa nội dung ATVSLĐ vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Tại mỗi doanh nghiệp cần có và hồn thiện bộ máy làm công tác ATVSLĐ, thực hiện đo kiểm môi trường lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền, chia sẻ thông tin về tầm quan trọng và lợi ích của vấn đề bảo vệ sức khỏe người lao động; phát triển bảo hiểm TNLĐ, BNN, nâng cấp hệ thống y tế, phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn.

c. Thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ

(1) Kiện toàn tổ chức và củng cố mạng lưới y tế lao động tại các tuyến tỉnh và Bộ, ngành; Nâng cao năng lực khám chữa bệnh nghề nghiệp

Cần phải nâng cấp hệ thống y tế lao động bắt đầu từ các doanh nghiệp, từ huyện đến tỉnh, trung ương. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có y sĩ, doanh nghiệp lớn phải có bác sỹ được đào tạo bài bản về y tế lao động. Bên cạnh đó, cần cải thiện điều kiện lao động, trong đó áp dụng cơng nghệ sạch, bảo đảm kiểm soát được các dây chuyền công nghệ đang và sẽ nhập vào nước ta không phải là công nghệ lạc hậu, bẩn, thải ra từ các nước tiên tiến.

Mặt khác, củng cố, phát triển và hoàn thiện các phòng khám BNN ở các tuyến. Mỗi trung tâm y tế dự phịng tỉnh, thành phố phải xây dựng ít nhất

một phịng khám BNN, hiện nay mới chỉ có 50% số trung tâm y tế dự phịng tỉnh, ngành có phịng khám BNN.

Ngoài ra cần xây dựng hệ thống điều trị phục hồi chức năng cho người lao động bị mắc BNN, vì cho đến nay ở nước ta chưa có bệnh viện chuyên điều trị và phục hồi chức năng cho những người bị BNN.

(2) Chú trọng vai trị của Cơng đồn

Nâng cao trách nhiệm của cơng đồn trong cơng tác BHLĐ. Thành lập tổ chức cơng đồn trong tất cả các doanh nghiệp, nếu là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ thì phải có phịng, ban hoặc người chun trách về BHLĐ để phối hợp cùng với người sử dụng lao động thường xuyên tổ chức huấn luyện, giáo dục về an toàn lao động, TNLĐ, BNN cho người lao động.

Xây dựng hệ thống pháp luật về Cơng đồn hồn chỉnh, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức này trong việc tham gia tuyên truyền, giáo dục về TNLĐ, BNN cho người lao động, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động…

Xây dựng tổ chức Cơng đồn trong doanh nghiệp độc lập về tài chính và địa vị để có thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động tốt hơn. Quỹ hoạt động của Cơng đồn hình thành từ sự hỗ trợ một phần của nhà nước và sự đóng góp của người lao động và doanh nghiệp.

Tóm lại:

Từ khi chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN ra đời, người lao động yên tâm làm việc hơn, từ đó làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, chế độ này vẫn còn những hạn chế nhất định về các quy định hiện hành cũng như việc thực thi các quy định đó trên thực tế.

Việc đưa ra phương hướng hồn thiện chế độ TNLĐ, BNN có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, người sử dụng lao động cũng như cơ quan

bảo hiểm trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao động bị TNLĐ, BNN, xác định rõ phạm vi trách nhiệm của người sử dụng lao động và giải quyết các tranh chấp liên quan. Nó có ý nghĩa lớn trong việc bình ổn về mặt tinh thần cho người lao động bị rủi ro trong quá trình lao động.

KẾT LUẬN

BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hố. Khi trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đạt đến mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có cơ hội ra đời và phát triển. Như vậy, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH càng đa dạng, các chế độ BHXH càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng phong phú.

Chế độ BHXH TNLĐ, BNN ở nước ta ra đời từ rất sớm, trải qua quá trình phát triển của đất nước, chế độ TNLĐ, BNN nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Chế độ TNLĐ, BNN đã có vai trị to lớn trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động sau khi bị TNLĐ, BNN, góp phần thực hiện an sinh xã hội.

Luận văn “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận về chế độ

TNLĐ, BNN, trên cơ sở đó phân tích thực trạng chế độ, chính sách và tình hình tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ, BNN từ khi có Luật BHXH và đưa ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện chế độ trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. TS Đỗ Ngân Bình (2007), “Những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội

bắt buộc của người lao động”, Tạp chí Luật học (10), tr.63 - 66.

2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2011, Hà Nội.

3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2010, Hà Nội.

4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước số 187 về tăng cường cơ chế an toàn vệ sinh lao động của ILO, Hà Nội.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Những quy định mới về tai nạn lao động, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2008), Những quy định mới về tai nạn lao động, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2007), Những quy định mới về tai nạn lao động, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2011), Báo cáo Công tác y tế lao động và bệnh nghề nghiệp năm 2011 Hà Nội.

10. Bộ Y tế (2010), Báo cáo Công tác y tế lao động và bệnh nghề nghiệp năm 2010, Hà Nội.

11. Bộ Y tế, Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30/11/2011 về việc bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn

thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định. 12. Bộ Y tế, Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 về việc bổ

sung 04 bệnh nghề nghiệp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

13. Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.

14. Chính phủ, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

15. Lê Kim Dung (2012), Hoàn thiện pháp luật về bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội,

16. Tạ Trung Dũng (2005), “Tai nạn lao động – nguyên nhân và hướng

phịng ngừa”, Tạp chí Lao động và xã hội, (276), tr.7-9.

17. Phạm Việt Dũng (2006), Bệnh nghề nghiệp và cách phòng chống, NXB

Văn hố thơng tin, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 82 - 96)