Quy định của một số quốc gia về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 25 - 28)

1.5. Các quy định của Tổ chức lao động quốc tế và một số quốc gia trên

1.5.2. Quy định của một số quốc gia về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

thích ứng được với một cơng việc thích hợp.

Cơng ước 102 chỉ là những quy phạm tối thiểu về an tồn xã hội. Các nước khi tham gia cơng ước phải đảm bảo cho các quy định về bảo hiểm xã hội nước mình tối thiểu phải đáp ứng được các yêu cầu như công ước quy định. Nhìn chung, các quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về chế độ TNLĐ, BNN chủ yếu tập trung ở Cơng ước 102 về an tồn xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Quốc tế 155 - Cơng ước về an tồn lao động - sức khoẻ và mơi trường làm việc (1981). Đây là Cơng ước có ý nghĩa vô cũng quan trọng đối với chế độ TNLĐ, BNN, vì an tồn lao động là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình TNLĐ, BNN. Gia nhập Cơng ước 155 về an tồn lao động, sức khoẻ và môi trường làm việc giúp cho việc phòng ngừa TNLĐ, BNN trở nên hiệu quả và thiết thực hơn. Ngồi ra, ILO cũng đã ban hành Cơng ước 187 về tăng cường cơ chế an toàn vệ sinh lao động. Việt Nam hiện nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu gia nhập Công ước này.

1.5.2. Quy định của một số quốc gia về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghiệp

a. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Thái Lan

Hiện nay ở Thái Lan, cơ quan An sinh xã hội Thái Lan chịu trách nhiệm thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, bao gồm cả chế độ TNLĐ, BNN.

- Đối tượng áp dụng:

Chế độ này áp dụng cho tất cả người lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, loại trừ người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm,

ngư nghiệp. Người làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, trường tư và nhân viên Chính phủ thực hiện theo hệ thống riêng.

- Nguồn hình thành quỹ:

Quỹ bảo hiểm TNLĐ chỉ do người sử dụng lao động đóng góp. Mức đóng góp từ 0,6% đến 29,9% quỹ lương, phụ thuộc rủi ro công nghiệp. Nhà nước khơng hỗ trợ cho việc hình thành quỹ mà chỉ chi phí cho việc quản lý hành chính.

- Quyền lợi của người lao động:

Người lao động được bồi thường ở tất cả các mức thương tật, được trả chi phí về y tế, được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng khi bị thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngồi ra người lao động cịn được hưởng các dịch vụ phục hồi chức năng, gồm điều trị y tế, mổ, nằm viện và cả trang thiết bị nếu họ bị tàn tật do bị thương từ TNLĐ. Đặc biệt, người lao động bị TNLĐ được đào tạo lại nghề phù hợp. Nếu người lao động chết thì được nhận tiền mai táng phí, thân nhân người bị TNLĐ cịn được trợ cấp hàng tháng theo luật định.

Người lao động không được bồi thường trong trường hợp xảy ra TNLĐ do ngộ độc hoặc say rượu do bản thân, do cố ý tự sát hoặc do cẩu thả vô ý thức.

- Quản lý:

Cơ quan An sinh xã hội Thái Lan có trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ, BNN ở Thái Lan. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập theo Luật BHXH.

Uỷ ban Bồi thường TNLĐ, BNN thuộc Cơ quan An sinh xã hội có trách nhiệm quản lý quỹ và thực hiện chế độ cho người lao động, Uỷ ban gồm đại diện người lao động, người sử dụng lao động và các chuyên gia về BHXH. Uỷ ban có trách nhiệm: đánh giá và xây dựng tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động; xây dựng các chính sách bồi thường, chương trình

nghiên cứu hướng tới việc ngăn chặn các TNLĐ, BNN và các biện pháp về ATVSLĐ; giải quyết tranh chấp, khiếu nại.

Nhìn chung, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN ở Thái Lan khá hoàn chỉnh. Một số quy định có ý nghĩa rất tích cực trong việc nâng cao ý thức về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động cũng như người lao động, tiến tới giảm thiểu các rủi ro xảy ra TNLĐ, BNN như: tỷ lệ đóng góp vào Quỹ của người sử dụng lao động phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của từng ngành nghề; người lao động sau TNLĐ được đào tạo lại nghề để quay trở lại lao động; người lao động nếu không tuân thủ đúng các quy định về báo cáo TNLĐ, BNN thì sẽ bị phạt một khoản tiền theo quy định.

b. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động ở Nhật Bản

Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển ở khu vực châu Á, Nhật Bản rất quan tâm đến việc ổn định xã hội, nâng cao mức sống của người lao động. Bảo hiểm TNLĐ là một trong các chế độ của hệ thống bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản, được quy định như sau:

- Đối tượng áp dụng:

Chế độ bảo hiểm TNLĐ chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh (cịn cơng chức nhà nước có chương trình bảo hiểm riêng). Tuy nhiên, luật bảo hiểm TNLĐ Nhật Bản chia thành hai loại bảo hiểm: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện áp dụng đối với các đơn vị tư nhân sản xuất nhỏ có sử dụng 5 lao động hoặc khơng có việc làm đều đặn hoặc số lao động thuê cả năm dưới 300 người, việc tham gia bảo hiểm do người sử dụng lao động hoặc người lao động tại doanh nghiệp quyết định.

Chủ sử dụng lao động chịu đóng góp tồn bộ phí bảo hiểm với 27 mức đóng từ 0,6% đến 13,4% quỹ lương tuỳ theo ngành nghề, mức độ rủi ro và số lao động làm việc. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho bảo hiểm TNLĐ trong giới hạn ngân sách nhà nước.

- Các loại trợ cấp:

Trợ cấp bảo hiểm TNLĐ được quy định thành 6 loại trợ cấp, bao gồm: trợ cấp y tế, trợ cấp giảm sút thu nhập, trợ cấp thương tật, trợ cấp khuyết tật, trợ cấp thân nhân người chết do TNLĐ, trợ cấp phục vụ (khi người bị TNLĐ khơng có khả năng tự phục vụ mình).

- Quản lý:

Chế độ bảo hiểm TNLĐ ở Nhật Bản do Chính phủ trực tiếp quản lý và do Bộ Lao động chịu trách nhiệm quản lý hành chính.

Là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển ở châu Á, Nhật Bản có một hệ thống các quy định về chế độ TNLĐ hoàn chỉnh, chặt chẽ, tiến bộ, đã tách riêng công chức thành đối tượng bảo hiểm riêng biệt, phân chia thành hai loại hình bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện, có một hệ thống trợ cấp đa dạng bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên về điều kiện hưởng trợ cấp, Luật bảo hiểm TNLĐ Nhật Bản quy định chỉ được coi là TNLĐ trong trường hợp người lao động thi hành công việc, nhiệm vụ lao động dưới sự quản lý, giám sát của chủ sử dụng lao động đã làm thu hẹp đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 25 - 28)