Tình hình thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 52 - 54)

2.2. Thực trạng việc thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề

2.2.1. Tình hình thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

cơ xảy ra TNLĐ, BNN cao như xây dựng, điện, khai thác được thực hiện chưa thực sự hiệu quả.

2.2. Thực trạng việc thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghiệp

2.2.1. Tình hình thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghiệp

Triển khai quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, đối tượng tham gia BHXH ở cả 3 loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp đều tăng. Con số thống kê cho thấy hàng năm, hàng nghìn người hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN từ quỹ TNLĐ, BNN - quỹ thành phần của quỹ BHXH bắt buộc.

Số người hưởng trợ cấp từ quỹ TNLĐ, BNN tăng đều qua các năm, kéo theo đó là việc chi trả trợ cấp không ngừng tăng qua các năm. Số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cũng có chiều hướng gia tăng. Quỹ TNLĐ, BNN qua các năm có sự tăng lên đáng kể. Năm 2009 là 1.874,397 tỷ đồng; Năm 2010 tăng lên 2.260,910 tỷ đồng và năm 2011 là 2.446,540 tỷ đồng. Sự gia tăng này chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm

hơn đến chế độ bảo hiểm cho người bị TNLĐ, BNN. Việc chi trả chế độ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Chi trả bảo hiểm TNLĐ, BNN

Đơn vị tính: tỷ đồng

Quỹ TNLĐ- BNN 2007 2008 2009 2010 2011

Thu 1.187,749 1.540,5 1.867.754 2.180,14 2.446,540

Chi 106,246 144,9 180,517 227,63 302,171

Tỷ lệ (%) chi/ thu 8,9% 9,4% 9,7% 10,44% 12,4%

Nguồn: Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ LĐTBXH

Số lượng lao động hưởng trợ cấp một lần nổi trội hơn trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên xét một cách tồn diện có thể thấy, số người hưởng trợ cấp hàng tháng chiếm hơn 41 % số người hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN (năm 2011). Điều này cho thấy, mức độ thương tật do TNLĐ, BNN gây ra ngày càng cao, số vụ TNLĐ và BNN xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

Theo thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho đến nay, Việt Nam có 29.928 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh bụi phổi (bụi phổi – silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc…), khoảng 12% là bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm xạ tia X), khoảng 5 – 7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine, TNT, chì, benzen, hóa chất trừ sâu…). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật (viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp…) được phát hiện và đền bù cịn rất ít. Thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn rất nhiều, do đa phần các cơ sở sản xuất không khám bệnh nghề nghiệp và hơn nữa lực lượng bác sĩ chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế của nước ta hiện nay.

Số liệu thống kê cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Thống kê số người hưởng trợ cấp từ Quỹ TNLĐ, BNN

Đơn vị tính: người

STT Loại đối tượng 2007 2008 2009 2010 2011 1 Trợ cấp hàng tháng 2.039 2.312 2.431 2.390 2.730 2 TNLĐ một lần 2.446 3.021 3.050 3.132

3.870

3 Chết do TNLĐ 710 664 549 546

4 BNN một lần 361 371 378 458

Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế

Hiện nay BNN đang có xu hướng gia tăng so với những năm trước. Theo số liệu thống kế thì chỉ tính riêng trong năm 2011 quỹ bảo hiểm xã hội đã chi trả cho 2730 trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng và 3870 trường hợp hưởng trợ cấp một lần về TNLĐ, BNN với tổng số tiền trên 302 tỷ đồng.

Do tình hình TNLĐ, BNN tăng liên tục qua các năm mà số tiền chi trả cho chế độ TNLĐ, BNN cũng gia tăng qua các năm. Có thể nói đây là những số liệu thống kê chưa đầy đủ song có thể cho thấy thiệt hại to lớn do TNLĐ, BNN gây ra cho xã hội và cho ngành BHXH nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)